Rùng rợn những trường hợp phải cắt tứ chi chỉ vì vết chó liếm

Từ vết liếm của chú chó cưng, không ít trường hợp đã buộc phải cắt tứ chi để bảo toàn tính mạng. Tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn, bạn hãy tiêm phòng và tẩy giun cho thú cưng, hạn chế gần gũi với chúng.
Họa sĩ cụt tứ chi vì chó cưng liếm
Mới đây, họa sĩ Greg Manteufel, 49 tuổi, ở Wisconsin, Mỹ bị nhiễm trùng máu hiếm gặp, khiến anh phải cắt tứ chi, cũng như mất một phần khuôn mặt. Sau hàng loạt các xét nghiệm, bác sĩ cuối cùng đã phát hiện ra anh bị nhiễm trùng máu hiếm gặp, nguyên nhân là do vi khuẩn được tìm thấy trong miệng của chó và mèo.
Vi khuẩn chết người này có tên là Capnocytophaga Canimorsus, nhiều khả năng nó đến từ chú chó cưng của anh tên là Ellie.
Rung ron nhung truong hop phai cat tu chi chi vi vet cho liem
Greg Manteufel đã bị cắt cụt tứ chi vì nhiễm trùng máu do vết liếm của chó cưng. Ảnh: Internet. 
Sau khi bị nhiễm trùng máu, Gres phải trải qua hơn 20 ca phẫu thuật, bao gồm cắt cụt cẳng tay trái phải, 2 chân đến đầu gối. Đồng thời, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng đang lên kế hoạch chỉnh sửa chiếc mũi đã bị vi khuẩn ăn mòn.
Mặc dù chú chó Ellie có khả năng cao mang mầm bệnh chết người, nhưng gia đình của anh lại quyết tâm giữ nó ở lại.
Greg kể thêm rằng tại một bữa tiệc, nơi anh tiếp xúc với nhiều con chó khác, nên không chắc khả năng là chú chó cưng của mình đã lây bệnh.
Hiện tại, ca phẫu thuật đã thành công, các vết thương đã lành lặn và anh vẫn lạc quan, vui vẻ vui đùa cùng với chú chó Ellie của mình.
Đây không phải trường hợp duy nhất phải cắt cụt tứ chi vì vết chó liếm, thậm chí có người đã tử vong vì mắc bệnh.
Chó cưng liếm vết thương,  hoại tử phải cắt cụt tay chân
Vài ngày sau khi trở về từ một kỳ nghỉ tại Punta Cana, Dominica, bà Marie Trainer, một nhà tạo mẫu tóc, đã xin nghỉ ốm vì đau lưng và buồn nôn. Sau đó, thân nhiệt tăng giảm đột ngột, khiến bà phải đến phòng cấp cứu tại Hạt Stark, bang Ohio, Mỹ. 9 ngày sau, khi bà Trainer tỉnh dậy tại bệnh viện, cả hai chân và hai bàn tay bà đã bị cắt cụt.
Tình trạng ban đầu của cô giống như cảm cúm, đau lưng nhưng rất nhanh sau đó xuất hiện nhiễm trùng huyết. Khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hoảng khi cô dương tính với capnocytophaga, một loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chó và mèo và có thể gây nhiễm trùng tử vong ở người.
Rung ron nhung truong hop phai cat tu chi chi vi vet cho liem-Hinh-2
Bà Marie Trainer mừng rỡ khi được chú cún cưng đến thăm tại bệnh viện. 
Các bác sĩ đã mất đến 7 ngày mới phát hiện ra rằng bà Trainer bị nhiễm trùng nghiêm trọng, không phải từ một căn bệnh “nhiệt đới” bà mắc phải trong kỳ nghỉ như họ ban đầu nghi ngờ, mà từ những “cái thơm” từ chú chó Béc-giê của bà.
Bà Trainer đã mắc phải một loại nhiễm trùng hiếm gặp từ vi khuẩn Capnocytophaga Canimorsus, nhiều khả năng sau khi bà để cho chú cún cưng Taylor liếm lên một vết thương hở.
Trainer đã ở bệnh viện Aultman trong 2 tháng rưỡi và chịu đựng 8 cuộc phẫu thuật. Mặc dù vậy, tốc độ lây lan quá nhanh của loài vi khuẩn này đã khiến họ bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ chân tay của cô để bảo toàn tính mạng.
Đến thời điểm hiện tại, bà Trainer đang làm việc với các bác sĩ để lắp thử các chi giả.
''Nụ hôn'' chết chóc từ thú cưng
Nhìn chung việc tiếp xúc với chó, mèo không gây bệnh cho mọi người, ngay cả việc vi khuẩn capnocytophaga canimorsus cũng hiếm khi gây bệnh.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch bệnh (CDC) của Mỹ, những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhất có thể gặp tình huống rủi ro là những người có hệ miễn dịch yếu, như các bệnh nhân ung thư, người đã phải phẫu thuật bỏ lá lách.
Rung ron nhung truong hop phai cat tu chi chi vi vet cho liem-Hinh-3
Tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn, bạn hãy chắc chắn thú cưng được tiêm các loại văcxin cần thiết và tẩy giun, tránh gần gũi với chúng. Ảnh: Internet. 
Những người bị nhiễm khuẩn capnocytophaga canimorsus có thể xuất hiện một số triệu chứng trong vòng 3-5 ngày, mặc dù một số người có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu. Theo thống kê của CDC, cứ 10 người bị nhiễm khuẩn capnocytophaga canimorsus có khoảng 3 người bị nhiễm trùng nặng tới mức tử vong.
Vi khuẩn capnocytophaga canimorsus (hay capnocytophaga) được tìm thấy trong khoảng 74% các con chó. Người ta có thể xét nghiệm phát hiện vi khuẩn này, nhưng các kết quả xét nghiệm có thể thay đổi.
Nhiễm trùng thường có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh tối thiểu ba tuần nhưng nếu nặng có thể phải cắt cụt các chi do hoại tử, đau tim và suy thận. Nếu được chẩn đoán sớm, cơ hội sống sót cao hơn.
Tại nước ta, thời gian gần đây có nhiều trường hợp bị thiệt mạng vì chó cắn. Vì vậy, mọi người cần đề cao cảnh giác với các vật nuôi trong nhà, tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo, tránh tiếp xúc trực tiếp và gần gũi, nuôi nhốt vào một khu vực riêng… Khi bị chó mèo cắn cần đến ngay các trung tâm y tế để tiêm phòng kịp thời.
Thảo Nguyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN