Núi lửa Siberia ngày càng mở rộng: Nguy hiểm đến gần?

Các nhà khoa học đã lập tức lên tiếng cảnh báo nguy hiểm, khi những tấm ảnh do vệ tinh của NASA chụp cho thấy miệng núi lửa mệnh danh là "cánh cửa địa ngục" ở Siberia ngày càng mở rộng.
Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?
 Những hình ảnh được chụp bởi các vệ tinh Landsat 7 và 8 (hay còn gọi là chương trình Quan sát Trái Đất) của NASA tại Siberia đã tiết lộ một điểm bất thường tại miệng núi lửa Batagaika, nơi được mệnh danh là "cánh cửa địa ngục".

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-2
 Miệng núi lửa Batagaika đang lớn dần, bên cạnh nó còn có 1 hang động rất lớn. Được biết, thời gian chụp những bức ảnh này là từ năm 1999 đến năm 2015. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra sự phát triển của nó, các nhà khoa học lại lập tức đưa ra cảnh báo.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-3
 Vào ngày 27 tháng 8 năm 1999, hố tử thần Batagaika chính thức xuất hiện. Hố tử thần Batagaika ban đầu có chiều dài khoảng 1 km và sâu 90 m. Theo những bức ảnh ghi lại từ năm 1999 đến năm 2015 thì dường như nó đang không ngừng mở rộng.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-4
 Theo nhà nghiên cứu Frank Günther thuộc Viện Nghiên cứu Alfred Wegener (Đức) tính toán, độ mở rộng trung bình của hố tử thần Batagaika là 10 m mỗi năm. Tuy nhiên, trên thực tế, theo hình ảnh của thiết bị viễn thám thì miệng hố tử thần đang mở ra từ 20 đến 30 m mỗi năm.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-5
 Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology vào ngày 7/6/2021, các nhà khoa học đã thu thập được một mẫu vật kỳ lạ trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia. Ở độ sâu 3,5 m ở dưới mặt sông Alazeya họ đã tìm ra luân trùng thuộc chi Adineta ở trạng thái ngừng chuyển hóa chất.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-6
Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy loại luân trùng này khoảng 24.000 năm tuổi. Đáng nói là, sau khi được rã đông trong phòng thí nghiệm, những luân trùng này lại sống lại và tiếp tục sinh sản đơn tính.  

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-7
 Những con luân trùng mới có hệ gene giống hệt với luân trùng cổ đại. Mà theo những nghiên cứu trước đây, loài vi sinh vật này chỉ có thể sống sót tới 1 thập niên sau khi bị đóng băng. 

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-8
 Vì vậy, các nhà khoa học lo ngại rằng nếu lớp băng vĩnh cửu ở Siberia tan chảy và nhiều hố tử thần xuất hiện hơn cũng như sự tan chảy của các dòng sông băng ở Bắc và Nam Cực sẽ giải phóng nhiều loại vi sinh vật cổ đại.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-9
 Các nhà khoa học lo lắng rằng phía dưới hố tử thần Batagaika là một tảng băng vĩnh cửu khổng lồ tồn tại từ Kỷ băng hà đến nay. Môi trường nhiệt độ thấp của băng vĩnh cửu dưới hố Batagaika giữ cho một số sinh vật cổ đại sống sót trong trạng thái ngủ đông.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-10
 Băng tan sẽ khiến các vi sinh vật thời và các virus cổ đại sống lại. Nếu một số virus cổ đại cũng có khả năng sống đáng kinh ngạc như luân trùng thì chúng sẽ là một thảm họa lớn đối với loài người.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-11
 Các cuộc điều tra sau nhiều năm phát hiện rằng miệng hố vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, không có dấu hiệu dừng lại hay điều gì đó sẽ ngăn cản sự mở rộng. Nguyên nhân khiến miệng hố ngày càng mở rộng là lớp băng vĩnh cửu bên trong đang tan chảy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nui lua Siberia ngay cang mo rong: Nguy hiem den gan?-Hinh-12
Khi Trái Đất tiếp tục nóng hơn, nhiều diện tích bề mặt tiếp cận nhiệt độ cao hơn và băng sâu bên trong bắt đầu tan chảy. Sự nóng lên toàn cầu khiến miệng hố tiếp tục mở rộng, ước tính với tốc độ ngày một tăng, đến khi nhấn chìm mọi thứ xung quanh. 

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN