Những Phật gỗ vô giá của Việt Nam

Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo.    
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam
    1. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Lợi Mỹ được tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937. Tượng có niên đại từ thế kỷ 4-6 SCN. Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-2
    Theo đo đạc, bức tượng thuộc văn hóa Óc Eo này có có chiều cao 200 cm, rộng 50 cm, đường kính bệ 41 cm, dáng thanh mảnh. Vai tượng xuôi, thân mặc áo choàng dài phủ đến chân tạo thành hình vòng cung. Hai tay tượng giơ ngang ngực, đưa ra trước trong tư thế bắt ấn.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-3
    Đầu tượng đội mũ miện tròn đỉnh có chóp nhọn, được gọi là Usnisa (Nhục khấu), dái tai dài buông xuống, một tạo hình đặc trưng của các bức tượng Phật từ xưa đến nay.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-4
    Mang những giá trị to lớn về lịch sử và nghệ thuật, bức tượng bảo vật này đã được nhiều học giả, các tổ chức quốc tế chọn làm đối tượng nghiên cứu, cũng như được nhiều nước trên thế giới mượn để trưng bày giới thiệu về nền văn hóa Óc Eo...
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-5
    2. Bảo vật quốc gia – tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3-4 SCN. Về tổng thể, tượng được tạc từ một khối gỗ bằng lăng, có chiều cao 134 cm, đường kính bệ 38 cm, trọng lượng 73 kg.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-6
    Hiện vật thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc. Thân tượng phủ áo choàng hở vai, kéo dài xuống đến cổ chân.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-7
    Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-8
    Cũng như nhiều tượng gỗ óc Eo khác, dù bị hư hại đôi chỗ, nhìn chung tượng Phật Bình Hòa đã được gìn giữ khá tốt nhờ điều kiện thiên nhiên đặc biệt và độ ẩm của nền đất vùng châu thổ sông Mekong.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-9
    3. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Sa Đéc có niên đại thế kỷ 4, được tìm thấy tại một di chỉ khảo cổ ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Hiện vật được làm từ một thân cây gỗ sao nguyên khối, chiều cao 2,68 mét, đường kính bệ 55 cm, trọng lượng 100 kg.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-10
    Hình ảnh Đức Phật trong bức tượng cổ xưa này được thể hiện với tư thế đứng thẳng trên tòa sen có hai tầng, dáng thanh mảnh, cổ cao, vai ngang. Hai tay tượng đã mất, nhưng theo kiểu mẫu các tượng Phật Óc Eo khác, có lẽ tượng nguyên bản có hai tay đưa ra phía trước.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-11
    Đỉnh đầu tượng còn dấu vết Nhục khấu, tóc xoắn ốc. Trong các tượng Phật gỗ Óc Eo từng được phát hiện, tượng Phật Sa Đéc không phải bức tượng nguyên vẹn nhất, nhưng có kích thước đồ sộ nhất.
  • Nhung Phat go vo gia cua Viet Nam-Hinh-12
    Tượng Phật bằng gỗ của văn hóa Óc Eo được coi là những tượng Phật gỗ cổ nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á. Do chất liệu gỗ dễ phân hủy do tác động từ thời tiết, tượng gỗ tuổi đời hàng nghìn năm là loại hình hiện vật rất hiếm gặp trên thế giới.
  • Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN