Những chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất. Ông nổi bật với việc bắt sống vua Chiêm, mang quân đánh sang nước Tống sau đó tiếp tục đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống ở chiến lũy sông Như Nguyệt.
Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet
 Lý Thường Kiệt họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (mang họ vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-2
Từ nhỏ Lý Thường Kiệt là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-3
 Tháng 2/1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-4
 Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới 7 tuổi. Với cương vị Tể tướng, Lý Thường Kiệt nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-5
 Ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Vì vậy, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-6
 Ngày 18/1/1076, quân ta áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ của địch. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta đã hạ được thành. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-7
 Sau khi đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-8
 Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn ngoan cố. Lý Thường Kiệt đoán biết nên bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-9
Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu). Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-10
Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới ào ạt vào Đại Việt. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Thường Kiệt là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc chiến chống quân xâm lược. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-11
Để lung lạc ý chí chiến đấu của quân Tống, Lý Thường Kiệt sai người đọc bài "Nam quốc sơn hà" trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở sông Như Nguyệt.

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-12
 Dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân đội Đại Việt đã đẩy lui được cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống do chủ tướng Quách Quỳ, phó tướng Triệu Tiết chỉ huy.
 
Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-13
Theo sách "Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục", sau khi đánh bại quân Tống, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, cho quân Tống rút lui trong danh dự, bảo toàn lực lượng, cải thiện quan hệ bang giao. 
 
Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-14
 Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập. Quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-15
Lý Thường Kiệt mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Ông được nhân dân lập đền thờ phụng nhiều nơi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam, trong đó có Lý Thường Kiệt. 

Nhung chien cong hien hach cua Ly Thuong Kiet-Hinh-16
Khi nói về Lý Thường Kiệt, nhà sử học Phan Huy Chú viết: “Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải qua ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sùng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy”. 

Mời độc giả xem video:Chặng đường thành tỷ phú của CEO hãng Apple. Nguồn: VTV24.


Thu Hà (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN