Những bí ẩn 'đeo bám' Trung Quốc hàng ngàn năm

Trong lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc tồn tại quá nhiều sự tình bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học không thể lý giải được.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam
    Sự tồn tại của một số ngọn đồi hình kim tự tháp ở Trung Quốc được quan tâm rộng rãi sau Thế chiến 2. Tuy nhiên, đa phần đều chú ý "kim tự tháp trắng" ở thành phố Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây. Nhiều năm qua, cũng xuất hiện các báo cáo về khoảng 100 ngọn đồi kim tự tháp nằm rải rác ở Thiểm Tây. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác minh ai đã xây lên những kim tự tháp bí ẩn này.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-2
    Người xưa quan niệm rằng một khi đi vào sa mạc Taklamakan, không có thứ gì có thể thoát ra được. Taklamakan nằm ở khu tự trị Tân Cương, bao phủ một khu vực rộng lớn hơn 33.700 km2. Đây là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và cũng được xem là sa mạc cát chảy lớn thứ hai thế giới.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-3
    Nơi đây cũng xảy ra vụ mất tích của nhà thám hiểu Peng Jiamu. Vào ngày 17/6/1980, nhà thám hiểm này đã rời trại đi tìm nước và để lại một mảnh giấy, sau đó không bao giờ quay trở lại. Những thông tin báo cáo về việc nhà thám hiểm này mất tích cũng như cuộc săn lùng mang quy mô lớn sau đó đã được truyền thông Trung Quốc đưa tin nhưng chưa từng tìm thấy tung tích ông.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-4
    2 năm sau khi nhà Chu suy tàn, những chiếc vạc được làm từ đồng của chính tỉnh của Trung Quốc, nặng từ 6.000 - 8.000kg đã được đưa từ cung điện nhà Chu và vận chuyển đến kinh thành Hàm Dương của nhà Tần. Vào thời điểm Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi chín chiếc vạc ba chân này đã "không cánh mà bay".
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-5
    Hồ Phủ Tiên là hồ nước ngọt sâu thứ hai tại Trung Quốc. Các nhà khoa học đã phát hiện các công trình bằng đá bên dưới hồ. Trong cụm kiến trúc cổ được tìm thấy, có một công trình hình kim tự tháp cao hơn 20 m. Thành phố cổ này có khả năng là những gì còn sót lại của thời kỳ nhà Điền - một nước cổ với nền văn minh tiên tiến biến mất sau năm 86 TCN.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-6
    Năm 1994, một thanh kiếm đồng cực kì độc đáo đã được tìm thấy trong mộ Tần Thuỷ Hoàng. Trên bề mặt thanh kiếm đồng có một hợp chất muối crom dày 0,01 mm. Mà thép crom là một kim loại hiếm khó tinh chế, chỉ xuất hiện ở thời hiện đại từ năm 1937. Vậy tại sao thời ấy người ta có thể mạ crôm lên thanh kiếm đồng này?
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-7
    Tương truyền, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn luôn được bảo vệ bởi một lời nguyền để không bị phát hiện. Năm 2002, nhóm khảo cổ học Mỹ đã tuyên bố tìm thấy ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn ở Trung Quốc. Ngay khi rút khỏi khu vực này, đội thám hiểm đã phát hiện ra được một bức tường dài 2 dặm bảo vệ quanh lăng mộ. Từ bức tường này bất ngờ phun ra rất nhiều loại rắn độc.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-8
    Các ghi chép của người Trung Quốc từng nói về một nhân vật xuất chúng, được xem như con của trời là Hoàng Đế. Ông được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán. Theo huyền sử Trung Quốc, ông sống trong hơn 100 năm vào khoảng năm 3.000 TCN. Được xem là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-9
    Đại sư Huệ Năng thời nhà Đường, là một vị có nhục thân Bồ Tát đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc (hay còn gọi là cao tăng đắc đạo có nhục thân bất hoại), hiện nay vẫn còn được thờ phụng tại Nam Hoa Tự - Thiều Quan - Quảng Đông.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-10
    Hồ Kanas ở Trung Quốc ẩn chứa một sinh vật bí ẩn chưa được biết đến bên mặt nước của nó. Câu chuyện kể rằng những sinh vật khổng lồ bí ẩn này sinh sống trong vùng nước sâu của hồ và từng kéo những con ngựa đang uống nước bên hồ xuống nước.
  • Nhung bi an 'deo bam' Trung Quoc hang ngan nam-Hinh-11
    Hang động Longyou tại ngôi làng Shiyan Beicun được biết đến là một quần thể gồm 24 hang động nhân tạo với diện tích lên đến 300.000 mét vuông. Do sự khan hiếm của bằng chứng cũng như những giả thuyết gây tranh cãi mà lịch sử của hang động này đến nay vẫn được xem là một trong những bí ẩn lớn của Trung Quốc.
Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN