Nét đẹp văn hóa trong dịp Tết: Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Những tưởng tập tục xin chữ đầu năm sẽ biến mất vĩnh viễn, nhưng bước sang thời kỳ mở cửa, người ta lại tìm thấy những điều đẹp đẽ trong phong tục này...
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet
    Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền, đã được người Việt đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là một phong tục hàm chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. (Ảnh chụp tại "phố ông đồ", Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội).
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-2
    Không ai biết chính xác tục xin chữ đầu năm bắt nguồn từ khi nào, nhưng hẳn là nó đã khởi nguồn từ khi nền khoa cử Nho giáo được du nhập vào nước Việt, thể hiện sự coi trọng học vấn của người Việt. Thông qua nét chữ thanh thoát, người đời gửi gắm ước nguyện cho một mùa xuân mới.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-3
    Mong muốn năm mới của mình như thế nào, người du xuân sẽ xin chữ tương ứng. Thuở xưa, đó thường là các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “An Khang”, “Cát Tường”, “Như Ý”… Không chỉ xin từng chữ riêng lẻ, người ta còn có thể xin cả cặp câu đối.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-4
    Người cho chữ là ông đồ, những người hiếm hoi có khả năng đọc, viết chữ Nho trong thời phong kiến. Được coi là tầng lớp tinh hoa của xã hội xưa, ông đồ có thể là những người thầy đang dạy chữ cho trẻ, hoặc những học giả, văn sĩ được người đời kính trọng.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-5
    Khi xin được câu đối hay chữ như ý, người xin chữ sẽ đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất trong nhà. Những con chữ đen bóng trên sắc giấy hồng điều như tiếp thêm sinh khí, khiến người ta tin rằng may mắn, thành công nhất định sẽ đến với mình.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-6
    Vào thời hoàng kim của nền Nho học, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân sang, trên khắp phố phường và khắp mọi nẻo đường quê, các ông đồ hay chữ lại bày nghiên bút, giấy bản nhuộm điều, niềm nở đón người qua đường ghé xuống xin chữ.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-7
    Chữ của những ông đồ danh tiếng sẽ được các thành viên trong gia đình trân trọng như báu vật, có thể được truyền lại cho nhiều thế hệ trong niềm tự hào của cả gia tộc.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-8
    Khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nền nho học bắt đầu suy tàn trước công cuộc Tây hóa. Cùng với cái chết của nền khoa cử phong kiến, hình ảnh các ông đồ phai nhạt dần vào mỗi dịp Tết, để lại tiếc nuối vô bờ trong những tâm hồn hoài cổ.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-9
    Cảm thức tiếc nuối ấy được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện cô đọng trong bài thơ “Ông đồ” viết năm 1936: “...Năm nay đào lại nở / Không thấy ông đồ xưa / Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?”.
  • Net dep van hoa trong dip Tet: Tuc xin chu dau nam cua nguoi Viet-Hinh-10
    Những tưởng tập tục xin chữ sẽ biến mất vĩnh viễn, nhưng bước sang thời kỳ mở cửa, người ta lại tìm thấy những điều đẹp đẽ trong phong tục này. Và hình ảnh ông đồ đã trở về trong những ngày đầu xuân, góp phần làm cho sắc màu của cái Tết cổ truyền càng trở nên đằm thắm...
  • Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN