Loạt bí ẩn khoa học dấy lên tò mò khủng khiếp cho nhân loại

(Vietnamdaily) - Những bí ẩn khoa học khó giải mã như kẻ hút máu dê, người tự bốc cháy, sét hòn... trở thành nỗi trăn trở, tò mò lớn cho nhân loại, được nhận định với nhiều góc nhìn khác nhau.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai
    Bí ẩn khoa học khó giải mã phải kể đến là sét hòn, là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Nó thường gắn với những cơn giông, nhưng kéo dài lâu hơn đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của tia sét. Sét hòn xuất hiện trong đêm mưa, tạo thành vệt sáng lóa hình cầu, chớp nhoáng trong vài giây.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-2
    Lửa Saint Elmo là hiện tượng plasma phát sáng xuất hiện như đốm lửa trên các vật thể khác. Nó có thể được sinh ra trong những cơn mưa giông có sấm sét hay 1 vụ nổ núi lửa. Hiện tượng này được đặt tên theo Thánh Elmo, thần hộ mệnh của thủy thủ, do hiện tượng này hay xuất hiện trên biển khiến cho thủy thủ sợ hãi. Sét hòn và ngọn lửa St. Elmo thường được đánh đồng với nhau một cách sai lầm.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-3
    "Kẻ hút máu dê" bắt nguồn từ Puerto Rico vào những năm 1990 khi một loạt những con dê bị cắn chết và bị hút máu bí ẩn. Quỷ hút máu dê, hoặc Chupacabra là một sinh vật được thêu dệt gây nên nhiều huyền thoại vùng núi Gevaudan thuộc Puerto Rico vào giữa những năm 1990 để lý giải cho cái chết của những con dê trên. Đã có nhiều tranh luận diễn ra, nhưng sự thật thì vẫn còn là một bí ẩn.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-4
    Hiện tượng người tự bốc cháy là cực kỳ hiếm và lý thuyết khoa học vẫn chưa có lời giải đáp. Rất nhiều trường hợp người tự bốc hỏa thành than. Năm 1951, bà Mary Reeser, một phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ cũng đã chết trên chiếc ghế bành, cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-5
    Ánh sáng động đất là hiện tượng trên bầu trời bỗng dưng sáng bất thường tại gần khu vực có địa chấn, hoặc núi lửa phun trào. Hiện tượng này đã từng xảy ra trong trận động đất ở Nagano, Nhật Bản năm 1965 và được cộng đồng địa chấn thừa nhận, nhưng vẫn chưa có giải đáp khoa học nào cho sự xuất hiện của hiện tượng này.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-6
    Hiện tượng mưa máu là hiện tượng nước từ trên trời rơi xuống giống mưa, nhưng lại có màu đỏ giống như máu. Đây là một hiện tượng bí ẩn mà các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra câu trả lời cho hiện tượng này. Điều lạ là ở chỗ, các giọt nước đỏ này không hề có cấu tạo ADN như máu thường nhưng lại có thể sinh sôi và tồn tại tốt khi nhiệt độ lên tới 300 độ C.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-7
    Taos Hum, tiếng kêu tần số thấp bí ẩn và mờ nhạt trong không khí sa mạc ở thành phố Taos, New Mexico trong nhiều năm khiến người ta khó chịu và bối rối. Đây là một hiện tượng kỳ quặc và vẫn còn là bí ẩn. Âm thanh bất thường và không ai có thể để xác định nguồn gốc của âm thanh.
  • Loat bi an khoa hoc day len to mo khung khiep cho nhan loai-Hinh-8
    “Foo-fighter” là thuật ngữ được phi công phe Đồng Minh sử dụng trong Thế chiến thứ hai để miêu tả về UFO hay hiện tượng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời tại châu Âu và Thái Bình Dương. Nhiều nhân chứng cho rằng foo fighter là thứ vũ khí bí mật mà đối phương trang bị, nhưng vẫn có nhiều giả thuyết được đặt ra, giả thuyết cho rằng foo finghter là bằng chứng về sinh vật ngoài Trái Đất viếng thăm Trái Đất, một giả thuyết cho rằng đó là một dạng phóng điện ở cánh máy bay, giả thuyết khác cho rằng các phi công đã nhìn thấy sét hòn.
Lưu Thoa (theo WW)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN