Loạt ảnh siêu cận cảnh gương mặt những “quái vật mini”

Một nhiếp ảnh gia đã chụp lại 1 bức ảnh siêu cận cảnh khuôn mặt của một con kiến. Bức ảnh nhanh chóng trở nên nổi tiếng, thế nhưng thật khó tưởng tượng những con kiến bé nhỏ lại có diện mạo rất ám ảnh như quái vật.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ cho rằng hình ảnh "gương mặt" kiến đây là một bức ảnh minh hoạ cho 1 nhân vật tưởng tượng gây ám ảnh trong các bộ phim huyền thoại hoặc truyện tranh. Nó gần như gương mặt của một con quỷ siêu thực được dựng lại nhờ công nghệ máy tính. 
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-2
 Tuy nhiên thực tế, bức ảnh này là ảnh chụp cận cảnh hàm dưới và râu của Camponotus – một loài kiến thợ mộc thông thường. Chúng làm tổ bên trong gỗ, chủ yếu là trong môi trường rừng và ăn các bộ phận của côn trùng chết, mật hoa và dịch ngọt do rệp tiết ra. 
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-3
 Eduard Florin Niga gần đây cũng đã chụp ảnh nhiều loài kiến cho cuốn sách mới Ants: Workers of the world ( tạm dịch Kiến: Công nhân của thế giới). Mục đích của cuốn sách và tác giả là cho mọi người thấy vũ trụ vi mô hấp dẫn tồn tại xung quanh chúng ta.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-4
Đây là một bức ảnh cận cảnh khác, chụp 1 con kiến thuộc loài Diacamma rugosum, có nguồn gốc từ Borneo. Đây là một trong những loài kiến duy nhất không có đẳng cấp kiến chúa. Thay vào đó, kiến thợ cạnh tranh trong các giải đấu để xác định ai sẽ được phép đẻ trứng.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-5
 Bức ảnh trên là hình ảnh của loài kiến bạc Saharan, một trong những loài kiến nhanh nhất thế giới; nó có thể di chuyển cơ thể nhỏ bé của nó gần 90cm trong một giây.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-6
 Đây là 1 loài kiến mà các nhà khoa học còn biết rất ít về nó, Polyrhachis medusa, từ Tanzania.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-7
 Một con kiến đường vàng lấp lánh từ Mexico.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-8
 Loài Gnamptogenys bicolor, được tìm thấy ở Trung Quốc và các quốc gia lân cận, chúng có những vết rỗ óng ánh trên đầu được dùng như một hình thức ngụy trang.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-9
 Đây là loài kiến lá, Atta cephalotes, chúng chuyên nuôi nấm trong các căn phòng dưới lòng đất.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-10
  Kiến đạn, Paraponera clavata, có nguồn gốc từ Mỹ Latinh, có một trong những vết đốt đau đớn nhất so với bất kỳ loài côn trùng nào.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-11
 Đây là một thành viên khác của chi Camponotus, một nhóm kiến cực kỳ lớn và phức tạp được tìm thấy trên toàn thế giới, bao gồm hơn 1.000 loài.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-12
 Đây là loài kiến rùa khổng lồ. Với cấu tạo đầu rộng, phẳng giúp nó lướt giữa các ngọn cây trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ.
Loat anh sieu can canh guong mat nhung “quai vat mini”-Hinh-13
Ảnh trái: Một con kiến gặt Maricopa, được tìm thấy nhiều ở bang Arizona (Mỹ) và các bang lân cận. Loại kiến này có nọc độc mạnh, mạnh hơn cả ong mật, có thể gây đau dữ dội. Ảnh phải: Một con ong thợ Polyrhachis beccarii, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, phủ đầy lông vàng. 

Mời quý độc giả xem video: Không tin nổi những sự thật về việc "xì hơi" ở động vật. Nguồn: Kienthucnet. 



Mai Quỳnh (Nguồn National geographic)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN