Lo ngại thảm họa xảy ra khi “Cánh cửa địa ngục” ở Siberia ngày càng mở rộng

Khu vực miệng núi lửa Batagaika hay "cánh cửa địa ngục" đang nhận báo động nguy hiểm bởi miệng hố đang lớn dần với tốc độ chóng mặt mà không thể ngăn cản.
Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong
Nằm gần lưu vực sông Yana, cách thành phố Yakutsk ở Siberia, Nga, khoảng 660 km về phía Đông Bắc, miệng núi lửa Batagaika hay "cánh cửa địa ngục" thuộc hàng lớn nhất thế giới, có chiều dài 1km và sâu 50m.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-2
Gần đây, các nhà nghiên cứu đang lo ngại về sự phát triển, mở rộng không ngừng của miệng hố trong những năm qua. Trước kia, hố tử thần Batagaika mở rộng trung bình 10 mét mỗi năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, độ mở rộng của hố đã tăng lên mức báo động: 30 mét mỗi năm. 

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-3
 Việc không ngừng "trỗi dậy" của hố tử thần khiến giới địa chất học lo lắng. Dưới góc độ khoa học, giới địa chất học thế giới nhận định, bên dưới hố tử thần Batagaika là một tảng băng vĩnh cửu khổng lồ từng tồn tại trong Kỷ băng hà bị "giam hãm" đến tận ngày nay.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-4
 Tuy nhiên, trước việc ấm lên toàn cầu, tảng băng dần tan chảy khiến cho phần đất phía trên bao bọc tảng băng vỡ dần ra tạo thành "hố tử thần" mà chúng ta thấy ngày nay.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-5
 Sau khi phân tích mẫu đất đá bên dưới hố tử thần, giáo sư Julian Murton thuộc trường Đại học Sussex (Anh) nhận định, lớp đất đá tại hố có niên đại 200.000 năm tuổi, trong khi lớp đất đá xung quanh có niên đại khoảng 120.000 năm.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-6
 Nghiên cứu hố tử thần Batagaika sẽ giúp giới khảo cổ học hiểu thêm về thế giới cổ sinh (như bộ xương đông lạnh của voi ma mút, bò xạ hương, ngựa và cả phấn hoa cổ đại) chìm sâu dưới lớp băng hàng trăm nghìn năm trước.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-7
 Được biết, vùng đất tại khu vực này vốn bị đóng băng vĩnh viễn trong Kỷ băng hà, khoảng 2,58 triệu năm trước. Nhưng nó đã dẫn lộ ra dưới ánh sáng mặt trời vào những năm 1960 khi rừng bị chặt phá.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-8
 Băng trong đất bắt đầu tan ra, mặt đất bị sụt và lún xuống. Khi Trái Đất tiếp tục nóng hơn, nhiều diện tích bề mặt tiếp cận nhiệt độ cao hơn và băng sâu bên trong bắt đầu tan chảy. Sự nóng lên toàn cầu khiến miệng hố tiếp tục mở rộng, ước tính với tốc độ ngày một tăng, đến khi nhấn chìm mọi thứ xung quanh.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-9
 Nhiều người dân địa phương sống cách xa khu vực nhưng đã nghe thấy những tiếng nổ đáng lo ngại phát ra từ khu vực này. 

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-10
Không chỉ lớp băng nhìn thấy được ở hai cực Trái đất đang ngày càng tan chảy, mà nay đến lớp băng vĩnh cửu ẩn sâu trong lòng đất cũng tan ra do nhiệt độ tăng lên của Trái đất. 

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-11
 Khi lớp băng vĩnh cửu này càng tan ra, quá trình này sẽ phát thải hàng loạt khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển Trái đất. Điều này càng khiến hành tinh của chúng ta nóng lên, và lại càng đẩy nhanh quá trình băng vĩnh cửu tan thêm.

Lo ngai tham hoa xay ra khi “Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong-Hinh-12
Giới khoa học nhận định, không phải vô tình mà dân địa phương lo sợ hố tử thần Batagaika. Nó giống như một triệu chứng của một căn bệnh, một điềm báo đại diện cho mối đe dọa lớn đối với khí hậu của hành tinh. 

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN