Khám phá cù lao Ông Hổ, nơi phải ghé thăm ở Nam Bộ

Tên gọi “Ông Hổ” của cù lao Ông Hổ gắn liền với truyền thuyết về một con hổ được ông bà lão sống trên cù lao nuôi dưỡng từ nhỏ...
Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo
 Nằm trên dòng sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ là một một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang. 

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-2
 Tên gọi “Ông Hổ” của cù lao gắn liền với truyền thuyết về một con hổ được ông bà lão sống trên cù lao nuôi dưỡng từ nhỏ, khi trưỡng thành đã đền đáp công ơn của ân nhân. Từ câu chuyện này, người dân đia phương nói rằng Ông Hổ ở đây là "hổ nghĩa", "hổ tình" chứ không phải "hổ dữ". 

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-3
 Bao quanh cù lao Ông Hổ là mênh mông sóng nước với nhiều bè nuôi cá, nhà hàng nổi. Khi ghé thăm cù lao, du khách có thể khám phá các vườn cây ăn trái, chùa Ông Hổ, các ngôi nhà cổ, nghề rèn, nghề mộc, nghề dệt chiếu còn sót lại từ xưa…

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-4
 Cù lao Ông Hổ được nhân dân cả nước biết đến vì đây là quê nhà đồng chí Tôn Đức Thắng (1888-1990), vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác Tôn, tỉnh An Giang đã khánh thành Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-5
 Khu lưu niệm tọa lạc trong khuôn viên tộng 6,7 ha, có không gian rợp bóng cây xanh, luôn lộng gió sông Hậu. Các công trình chính ở nơi đây gồm đền thờ và nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn. 

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-6
 Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng có kiến trúc uy nghiêm và bề thế, nằm ở trung tâm khu lưu niệm. Nơi đây đặt tượng bán thân của Bác Tôn. Quanh tượng có bao lam trang trí hoa văn mang mô típ dân tộc như rồng, cuốn thư, cây trúc, cá chép...  

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-7
 Nhà trưng bày nằm đối diện với đền thờ, là nơi tái hiện chân thực cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua các hiện vật lịch sử, hình ảnh, tư liệu.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-8
Những thông tin trực quan và phong phú ở nơi đây giúp khách tham quan hiểu thêm về Bác Tôn, một tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam về chí khí kiên cường, đạo đức cách mạng, cũng như đức tính khiêm tốn, giản dị.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-9
 Trong khuôn viên Khu lưu niệm còn lưu giữ nhiều hiện vật đặc biệt, như chiếc ca nô mang tên Giải phóng, từng được Chủ tịch Tôn Đức Thắng điều khiển để đưa bản thân mình và một số cán bộ cách mạng bị tù đày ở Côn Đảo trở về đất liền.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-10
 Chiếc máy bay YAK-40, ký hiệu VNA.452, đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để chủ trì đại lễ mừng chiến thằng giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước vào ngày 15/5/1975.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-11
 Tàu "giang cảnh" là chiếc tàu tuần tra đường sông của quân đội Mỹ, được chính quyền cách mạng trưng dụng, từng đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ bờ sông ở Long Xuyên về thăm cù lao Ông Hổ vào tháng 10/1975...

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-12
 Đối diện với Khu lưu niệm là ngôi nhà do cha của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là ông Tôn Văn Đề cất năm 1887. Ngôi nhà làm theo kiểu nhà sàn truyền thống ở nông thôn Nam Bộ, là nơi Bác Tôn cất tiếng khóc chào đời và sống suốt thời niên thiếu.  

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-13
 Phía sau ngôi nhà này có 4 ngôi mộ của cha, mẹ và vợ chồng người em trai Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Kham pha cu lao Ong Ho, noi phai ghe tham o Nam Bo-Hinh-14
 Vào năm năm 2012, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở cù lao Ông Hổ đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN