Hiện tượng lỗ đen quái vật nuốt sao, phóng vào Trái Đất

21 kính viễn vọng khắp thế giới đang hướng về phía lỗ đen quái vật xa nhất và cổ quái nhất từng được biết, nơi luồng năng lượng từ cõi chết đang phóng vào Trái Đất.
Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat
 Lỗ đen là một thiên thể nổi tiếng hung hãn, nuốt chửng mọi thứ ở quá gần, bao gồm cả ánh sáng.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-2
 Khi một ngôi sao xấu số lọt vào "thực đơn" của lỗ đen, các lực hấp dẫn cường độ cao sẽ phân mảnh chúng ra thành những sợi dài như sợi mì spaghetti. Sự kiện này được gọi là "sự hình thành spaghettification" hay chính thức hơn là sự gián đoạn thủy triều (TDE).

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-3
 Chỉ 1% các TDE dẫn đến hiện tượng luồng phản lực plasma và bức xạ phun ngược lại không gian từ hai phía của lỗ đen.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-4
Lần này, một trong 2 luồng năng lượng chết chóc đó - thức ăn thừa từ bữa tiệc sao của lỗ đen quái vật - đang phóng thẳng về phía Trái Đất. 

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-5
 "Chúng tôi chỉ mới nhìn thấy một số ít TDE phản lực và chúng vẫn là những sự kiện rất kỳ lạ, chưa được hiểu rõ" - tờ Space dẫn lời nhà thiên văn học Nial Tanvir từ Đại học Leicester (Anh) và Đài thiên văn Nam Âu (ESO), thành viên nhóm nghiên cứu quốc tế.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-6
Việc phát hiện ra TDE này - được đặt tên AT2022cmc - diễn ra vào tháng 2, khi kính viễn vọng ZTF đặt tại California - Mỹ xuất hiện cảnh báo về một nguồn ánh sáng khả kiến bất thường. 

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-7
 Ngay lập tức siêu kính viễn vọng VLT của ESO đang đặt tại sa mạc Atacama của Chile nhảy sang kiểm tra. Cuối cùng, đã có tới tận 21 kính viễn vọng "tham chiến" để tìm hiểu bản chất của sự việc.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-8
 Kết quả là lỗ đen quái vật nói trên và hành vi của nó đã được phát hiện. Đáng kinh ngạc, nó xảy ra khi vũ trụ chỉ bằng 1/3 độ tuổi 13,8 tỉ năm của thực tại. Như vậy luồng phản lực mang "thức ăn thừa" của lỗ đen cũng đã mất hơn 9 tỉ năm để ập đến chúng ta.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-9
 Lỗ đen này ước tính nuốt chửng mỗi năm một khối lượng khoảng hơn một nửa Mặt Trời và hiện nay tín hiệu vẫn còn rất sáng, cho thấy luồng phản lực từ bữa ăn của nó rất khổng lồ và vẫn đang thổi về phía Trái Đất.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-10
 Lỗ đen hay hố đen (black hole), là một vùng không gian và thời gian có trường hấp dẫn mạnh đến mức không hạt vật chất hay cả bức xạ điện từ như ánh sáng có thể thoát khỏi nó khi lại gần.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-11
 Xung quanh lỗ đen là "chân trời sự kiện" được xác định bởi phương trình toán học. Tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.

Hien tuong lo den quai vat nuot sao, phong vao Trai Dat-Hinh-12
 Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất bị hút qua nó. Giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. (Nguồn: VTV24).


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN