Chiêm ngưỡng viên ngọc lục bảo 300 tuổi

Ngọc lục bảo Mughal được giới chuyên gia đánh giá là viên ngọc lục bảo chạm khắc lớn nhất thế giới.  
Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi
 Được chế tác từ năm 1695, ngọc lục bảo Mughal được coi là viên ngọc lục bảo chạm khắc lớn nhất thế giới. Trên thế giới có rất ít viên lớn hơn hoặc giá trị hơn ngọc lục bảo Mughal.

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-2
 Theo các ghi chép, ngọc lục bảo Mughal được chạm khắc dưới triều đại của Aurangzeb - hoàng đế Mughal cuối cùng của Ấn Độ. Ông hoàng này cai trị đất nước từ năm 1658 - 1707. 

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-3
 Ngọc lục bảo Mughal được nghệ nhân chạm khắc vô cùng tinh xảo với một mặt khắc những dòng chữ Hồi giáo trong khi mặt còn lại được trang trí phức tạp bằng những bông hoa tinh xảo.

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-4
Theo đo đạc, ngọc lục bảo Mughal có kích thước 5,2 cm x 4 cm x 4 cm và nặng 217,80 carat (tương đương khoảng 43,56 gram). 

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-5
Ngọc lục bảo Mughal là viên ngọc lục bảo chạm khắc duy nhất từ thời Mughal cổ điển được tìm thấy cho đến nay. Nó được xem là biểu tượng của đế quốc Mughal. 

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-6
 Do vậy, ngọc lục bảo Mughal trở thành một dạng tiêu chuẩn để các chuyên gia xác định niên đại cho tất cả các viên ngọc lục bảo được chạm khắc ở Ấn Độ.

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-7
Hiện các chuyên gia chưa thể giải mã ngọc lục bảo Mughal từng thuộc sở hữu của những người nào. Họ chỉ biết được lần gần nhất là nó thuộc sở hữu của Alan Caplan - nhà nghiên cứu địa chất và khoáng vật học người Mỹ. Ông sở hữu bảo vật này đến khi ông qua đời vào năm 1998.  

Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-8
 Đến năm 2001, những người thừa kế của ông Caplan bán ngọc lục bảo Mughal cho một người mua ẩn danh với số tiền là 2,2 triệu USD trong một buổi đấu giá. 

 
Chiem nguong vien ngoc luc bao 300 tuoi-Hinh-9
 Ngày nay, bảo vật quý hiếm được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo ở Doha, Qatar.

Mời độc giả xem video: Những người "bán mạng" đào ngọc lục bảo ở Afghanistan. Nguồn: VTV24.


Tâm Anh (theo Ancient-origins)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN