Cận cảnh những loài vịt hoang dã đẹp mê mẩn của Việt Nam

Họ Vịt (Anatidae) gồm các loài chim có màng ở chân, chuyên kiếm ăn trên mặt nước, nhiều loài có bộ lông khá đẹp. Cùng điểm qua các loài vịt hoang dã được ghi nhận ở Việt Nam.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam
Chim le nâu (Dendrocygna javanica) dài 38-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, dễ gặp tại VQG Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thượng, Phú Quốc. Sinh cảnh của loài vịt hoang dã này là các vùng đầm lầy, hồ và các vùng đất ngập nước khác, thỉnh thoảng gặp ở rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-2
Chim uyên ương (Aix galericulata) dài 41-19, là loài trú đông hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Tây Bắc (có thể quan sát tại VQG Ba Bể). Loài vịt có bộ lông ấn tượng này ưa thích các ao hồ nước ngọt. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-3
Chim le khoang cổ (Nettapus coromadelianus) dài 33-38 cm, là loài định cư không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG U Minh Thượng, khu BTTN Văn Lung). Chúng sống ở các vùng đầm lầy, hồ và các sinh cảnh đất ngập nước khác. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-4
Chim mồng két mày trắng (Spatula querquedula) dài 36-41 cm, là loài trú đông phổ biến, được ghi nhận trong cả nước trừ Tây Bắc (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Phú Quốc). Loài chim này sống ở các hồ lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-5
Vịt mỏ thìa (Spatula clypeata) dài 43-52 cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của chúng là hồ, các sông lớn, đầm lầy và các vùng đất ngập nước khác nhau. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-6
Vịt lưỡi liềm (Mareca falcata) dài 48-54 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung Trung Bộ (VQG XUân Thủy), khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của loài này là hồ và khu vùng đầm lầy ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-7
Vịt đầu vàng (Mareca penelope) dài 45-51 cm, là loài di cư trú đông hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, các khu BTTN Vân Long, Thái Thụy), lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Loài vịt này sống ở các hô, sông lớn, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-8
Vịt trời (Anas poecilorhyncha) dài 55-63 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy, Tiền Hải, Nghĩa Hưng), Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của vịt trời là các vùng đầm lầy, hồ, sông lớn, đồng cỏ ngập nước. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-9
Vịt mốc (Anas acuta) dài 51-56 cm, là loài trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ (VQG XUân Thủy, Đất Mũi, các khu BTTN Nghĩa Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy). Loài này sống ở hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-10
Chim mồng két (Anas crecca) dài 34-38 cm, là loài di cư trú đông tương đối phổ biến, ghi nhận trong cả nước trừ Nam Trung Bộ (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Tràm Chim). Sinh cảnh của chúng là hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Ảnh: eBird.
Can canh nhung loai vit hoang da dep me man cua Viet Nam-Hinh-11
Vịt mào (Aythya fuligula) dài 40-47 cm, là loài trú đông hiếm đến tương đối hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ. Loài vịt này sống ở các sông, hồ lớn. Ảnh: eBird.

Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang. Nguồn: VTV7.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN