Cận cảnh cung đường lên 'Đệ nhất thiên sơn' Bà Đen

Được mệnh danh là đệ nhất thiên sơn Nam Bộ, núi Bà Đen có độ cao 986m so với mực nước biển. Đường lên núi nổi tiếng với sự hiểm trở bởi đá lở, đường dốc và trơn trượt.

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den
Núi Bà Đen được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn Nam Bộ” thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, có diện tích 24km², độ cao lên đến 986m gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-2
Núi Bà Đen còn được gọi là núi Vân Sơn bởi ngọn núi này quanh năm có một tầng mây bao phủ. Nhìn từ xa, núi Bà Đen như chiếc nón úp ngược ở giữa một vùng đồng bằng. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-3
Ít người biết rằng có đến tận bảy cung đường lên núi Bà Đen, trong đó có những đường vô cùng hiểm trở, khó đi và tiềm ẩn nguy hiểm vì đá lở, đường dốc. 
 
Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-4
 Leo núi Bà Đen đường chùa là cung đường phổ biến nhất. Cung đường này ngắn nhưng dốc. Trên đường đi, cây cối hoang sơ mọc khá rậm rạp, có nhiều dốc đá lớn. Tuy nhiên, không gian xanh dọc theo đường chùa thơ mộng nên khá lý tưởng cho người thích chụp ảnh.

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-5
Leo núi Bà Đen đường cột điện cũng là một lựa chọn thú vị. Cung đường này đi qua rừng xoài, rừng chuối... mát mẻ nhưng khá dài, ít người qua lại và không có các cửa hàng “tiếp tế” dọc đường. Thời gian leo núi dao động từ 3-5 tiếng tuỳ thể lực. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-6
Đường Hồ Chí Minh và đường đá trắng nổi tiếng bởi độ khó đi. Thời gian chinh phục thường mất khoảng hai ngày, đòi hỏi rất nhiều thể lực bởi đường dốc và vô cùng hiểm trở và đặc biệt rất dễ đi lạc. 
Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-7
Núi Bà Đen không chỉ hấp dẫn bởi sự hiểm trở, hoang sơ mà còn thu hút bởi mang đậm yếu tố văn hóa- tâm linh. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-8
Quần thể núi Bà Đen nổi tiếng bởi các chùa và các điện, am thờ. Tùy theo địa điểm của chùa mà người dân gọi là chùa Thượng, chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này được xây dựng khá sớm. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-9
Chùa Bà/chùa Thượng - ngôi chùa xưa nhất trên núi có tên chữ Linh Sơn Tiên Thạch tự, xây dựng từ giữa thế kỷ XVIII. Nơi thờ chính là hang đá tự nhiên có bài trí tượng Linh Sơn Thánh Mẫu được tạo tác tinh xảo. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-10
 Từ chùa Bà, một số con đường được xây dựng với các bậc xuyên qua các tán cây, bậc đá, dốc ngược, khúc khuỷu... để đến các ngôi chùa khác. Các ngôi chùa được xây dựng, tôn tạo trên những dấu tích chùa cổ khai sơn có từ giữa thế kỷ XVIII như: chùa Linh Sơn Hòa Đồng, chùa Linh Sơn Long Châu (chùa Hang), chùa Quan Âm.

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-11
Mới đây núi Bà Đen vừa khai trương Tượng Phật Bà cao nhất châu Á. Bức tượng cao 72 m và được dựng trên độ cao 986 m. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn được đúc bởi hơn 170 tần đồng đỏ theo công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu. 

Can canh cung duong len 'De nhat thien son' Ba Den-Hinh-12
Đây được xem như một biểu tượng của tôn giáo, tinh thần, trí tuệ và đức hạnh. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”. 

Mời độc giả xem video:Làm sao để xử lý những hành vi phản cảm nơi công cộng. Nguồn: VTV24.


Thu Hà (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN