Ám ảnh tiếng khóc bi thương của “hồn ma ngoại tình” trong lâu đài Pháp

Nằm tại Brissac-Quincé, Maine-et-Loire, Château de Brissac là lâu đài Pháp được nhiều người biết đến. Tòa lâu đài gồm 7 tầng này là nơi phát ra tiếng khóc bi thương gây ám ảnh người đến gần.  
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Lâu đài Pháp Château de Brissac là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Với kiến trúc gồm 7 tầng, Château de Brissac trở thành lâu đài cao nhất nước Pháp.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Tòa lâu đài Château de Brissac được Công tước xứ Brissac là Charles II cho người xây dựng vào năm 1502. Công trình này được xây dựng trên nền móng của một pháo đài thời Trung cổ.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Bên trong lâu đài Château de Brissac được bố trí bằng những đồ nội thất, tranh, thảm có từ thế kỷ 15 - 18. Các căn phòng bên trong lâu đài Château de Brissac được trang trí xa hoa và lộng lẫy.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Không những vậy, bên trong lâu đài còn có nhà hát, nhà nguyện được thiết kế độc đáo.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Lâu đài Château de Brissac từng thuộc quyền sở hữu của gia đình quý tộc Cossé-Brissac tại Brissac-Quincé.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Theo một số ghi chép, chủ nhân lâu đài Jacques de Brézé phát hiện vợ ngoại tình ngay trong tòa lâu đài này.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Trong lúc nóng giận vì bị "cắm sừng", ông Jacques de Brézé dùng gươm chém chết vợ và gã nhân tình.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Kể từ đây, một số người bắt đầu nghe thấy những tiếng khóc bi thương phát ra từ bên trong lâu đài. Tuy nhiên, khi tìm kiếm khắp các căn phòng thì không thấy người nào khóc.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Không ai biết tiếng khóc bi thương đó phát ra từ đâu. Một giả thuyết cho rằng đó là âm thanh do hồn ma người phụ nữ ngoại tình bị chồng giết chết năm xưa.
  • Am anh tieng khoc bi thuong cua “hon ma ngoai tinh
    Đến nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải nguồn gốc âm thanh này cũng như chứng minh "hồn ma" có thật.
  • Mời độc giả xem video: Pháp bảo vệ Tháp Eiffel bằng tường kính. Nguồn: VTV1
Tâm Anh (theo everycastle)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN