3 dinh thự cổ nổi tiếng Việt Nam và chuyện tình vua chúa, quý tộc thời xưa

Không chỉ mang giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc, ba dinh thự cổ nổi tiếng này còn ghi dấu những mối tình mộng mơ như tiểu thuyết của giới thượng lưu Việt thời thuộc địa.
3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua
 1. Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, dinh thự Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng với kiến trúc độc đáo cùng một câu chuyện tình không biên giới giữa thiếu gia người gốc Hoa Huỳnh Thủy Lê và thiếu nữ 15 tuôi người Pháp Marguerite Duras.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-2
 Năm 1929, sau cuộc găm định mệnh, cặp đôi Hoa - Pháp về sống chung ở dinh thự họ Huỳnh. Khi Huỳnh Thuỷ Lê ngỏ lời muốn cưới vợ, gia đình kịch liệt phản đối vì không chấp nhận cô con dâu ngoại quốc. Huỳnh đã phải chia tay Margueritte. Cô gái đau đớn lên tàu về Pháp năm 18 tuổi. 

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-3
 Câu chuyện tình buồn ấy về sau đã được Margueritte kể lại trong tác phẩm của mình - L’Amant (Người tình). Năm 1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt danh giá nhất của Pháp.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-4
 Năm 1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud dựng thành phim cùng tên. Phim được dàn dựng khá công phu, có nhiều cảnh quay tại Việt Nam, và đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được lấy làm bối cảnh trong phim…

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-5
 2. Là một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu, Bạch Dinh Vũng Tàu từng là nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái từ năm 1907 đến 1916. Khoảng thời gian đó, vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn đã trải qua cuộc tình nồng ấm với một thôn nữ địa phương.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-6
 Theo đó, trong một lần tham dự lễ hội ở làng Phước Thọ, vua đã phải lòng cô gái có nhan sắc mặn mà tên là Trần Thị Đê. Vị cựu hoàng đã chu đáo chuẩn bị lễ vật để đưa dâu về Bạch Dinh. Hôn lễ diễn ra sau đó không lâu dù ban đầu cô Đê từ chối vì “không nỡ sống xa mẹ, xa cha”.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-7
 Vua Thành Thái đã có những phút giây hạnh phúc bên người vợ mới cưới ở Bạch Dinh trong thời kỳ u ám của cuộc đời. Tiếc rằng khoảng thời gian này kéo dài không lâu. Đến nǎm 1916, ông bị đày ra đảo Réunion, để lại người vợ hiền đang mang thai ba tháng cùng tòa dinh thự màu trắng.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-8
 Cuối thập niên 1940, Thành Thái được đưa về quản thúc ở Sài Gòn.  Khi có cơ hội, ông đã về Vũng Tàu tìm người tình xưa. Họ mừng mừng tủi tủi vì phận vợ chồng vẫn nặng nghĩa đậm duyên. Hạnh phúc của Thành Thái còn được nhân đôi khi lần đầu gặp mặt con gái sau hơn 30 năm xa cách...

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-9
 3. TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo nằm tại số 1A và 1B, đường Quang Trung. Công trình mô phỏng kiến trúc vùng Basques (Tây Ban Nha), được xây dựng vào năm 1928, là địa điểm gắn với một câu chuyện tình ái mùi mẫn của cựu hoàng Bảo Đại.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-10
Vào năm 1950, Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho bà Lê Thị Phi Ánh - một người vợ không chính. Họ gặp gỡ và phải lòng nhau ở Đà Lạt, khi cựu hoàng về nước và nhận chức “Quốc trưởng” trong chính quyền bù nhìn thân Pháp. 

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-11
 Theo một giai thoại, sau lần đầu gần gũi cùng người đẹp, cựu hoàng đã “tặng” cho bà một số tiền lớn. Vốn là người xuất thân danh giá, Phi Ánh đã tát nhân tình thẳng tay và từ chối nhận tiền. Lúc ấy Bảo Đại "hiểu chuyện", không những không phẫn nộ mà càng yêu quý Phi Ánh hơn.

3 dinh thu co noi tieng Viet Nam va chuyen tinh vua chua, quy toc thoi xua-Hinh-12
Bà Phi Ánh đã sinh cho Bảo Đại hai người con, một gái và một trai. Sau khi vị "Quốc trưởng" bị phế truất và sang Pháp tị nạn năm 1955, cuộc đời Phi Ánh rơi vào bi kịch. Dinh thự mà người tỉnh để lại cho bà bị tịch thu. Bà đi bước nữa nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc...

Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN