Vì sao nguyên trụ trì chùa Phước Quang bị bắt?

Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận được nhiều đơn thư tố cáo ông Phạm Văn Cung, đăng ký thường trú tại chùa Phước Quang lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.
Đại tá Huỳnh Thanh Mộng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Văn Cung 
Ông Phạm Văn Cung (38 tuổi, pháp danh là Thích Phước Ngọc, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), cựu trụ trì chùa Phước Quang, kiêm giám đốc cô nhi viện Suối nguồn tình thương (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình), vừa bị Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vi sao nguyen tru tri chua Phuoc Quang bi bat?
 Bị can Phạm Văn Cung lúc còn đi tu. (Ảnh: Phật Giáo Việt Nam)
Trước đó Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận được một số đơn tố giác ông Phạm Văn Cung, tức đại đức Thích Phước Ngọc, nơi đăng ký thường trú tại chùa Phước Quang, Cô nhi viện Suối nguồn tình thương, thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Các đơn tố giác cho rằng đại đức Thích Phước Ngọc đã ép buộc, lừa đảo chiếm đoạt với số tiền lớn có kèm các biên lai chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mang tên Phạm Văn Cung với danh xưng là trụ trì chùa Phước Quang, Giám đốc Trung tâm cô nhi viện Suối nguồn tình thương, tỉnh Vĩnh Long.
Vi sao nguyen tru tri chua Phuoc Quang bi bat?-Hinh-2
 Phạm Văn Cung trước khi khởi tố bị can. (Ảnh: người dân cung cấp/VNE)
Sau quá trình xác minh, tháng 9 vừa qua, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định cho hoàn tục trở về gia thất đối với đại đức Thích Phước Ngọc. Đồng thời thu hồi chứng điệp thọ giới, chứng nhận tăng ni và xóa tên tu sĩ trong danh bộ tăng ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long.
Ngoài ra, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng phát thông báo đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành khác, đề nghị tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra sinh hoạt tăng ni, tự viện, các cơ sở từ thiện, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn.
Theo thông tin trên tờ Kinh tế đô thị, trong thời gian làm Giám đốc Trung tâm Suối nguồn tình thương, ông Phạm Văn Cung đã vay mượn tiền của rất nhiều người ở các tỉnh, thành: TP.HCM, TP.Hà Nội, Bến Tre, Kon Tum…
Thậm chí với chiêu trò phát triển Trung tâm, ông Cung lập hẳn hợp đồng dự án “Nhận hỗ trợ đầu tư hoạt động và phát triển Trung tâm Suối nguồn tình thương” của một số cá nhân hỗ trợ, cho vay (bên B) với giá trị của hợp đồng lên tới 100 tỷ đồng, với cam kết sau khi nhận được 100 tỷ sẽ trích thưởng lại 5% trên tổng giá trị hợp đồng của “dự án” cho bên B. Trong 3 năm đầu tiên bên B không hưởng tiền lãi trong tổng số 95 tỷ đồng còn lại sau khi đã trích thưởng.
“Bảy năm tiếp theo, bên A (Trung tâm Suối nguồn tình thương) cam kết trả lãi 2%/năm của số 95 tỷ đồng. Cuối cùng là năm thứ mười, sau quá trình hoạt động và phát triển Trung tâm Suối nguồn Tình thương, thì bên B… tự nguyện phát tâm hiến cúng cho Trung tâm Suối nguồn tình thương”, bản hợp đồng nêu.
Còn trong vụ việc ông Cung bị tố cáo “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 5/11/2019, những người tố cáo ông Phạm Văn Cung, thông qua ông N.N.T.S đã nộp cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long các chứng cứ là các giấy nộp tiền gửi qua các ngân hàng, hợp đồng cho vay mượn, và các đoạn ghi âm,…
Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN