TPHCM: Công tác chống ngập mới chỉ nhỏ lẻ, chưa có tầm nhìn dài hơi

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, chuyên gia môi trường và biến đổi khí hậu, công tác chống ngập của TP HCM hiện vẫn chỉ nhỏ lẻ theo cách “ngập đâu chống đó”, chứ chưa có tầm nhìn dài hơi.

 

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi
 Sau những trận mưa lớn liên tục vào ngày 22/6, 23/6, 24/6 vừa qua, nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM như quận Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức lại ngập nặng

GS Lê Huy Bá cho rằng, TP HCM còn tồn tại nhiều dự án xây nhà cao tầng nhưng không đầu tư hệ thống thoát nước, không thể giải quyết triệt để tình trạng ngập. Thậm chí các điểm đã hết ngập vẫn có nguy cơ ngập lại nếu không theo dõi sát sao và không có kinh phí duy trì.

Sau những trận mưa lớn liên tục vào ngày 22/6, 23/6, 24/6 vừa qua, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP HCM như quận Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức lại ngập nặng thành “biển nước”, nhiều nơi, nước tràn ngập cả vào trong nhà.

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi-Hinh-2
Nhiều nơi ngập nặng thành “biển nước”, thậm chí nước tràn cả vào trong nhà. 

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, TP HCM cần tháo gỡ được vấn đề khó khăn về nguồn lực và chú trọng tính liên kết giữa các công trình thoát nước để đạt hiệu quả cao. Muốn làm được những điều này, phải thực hiện hợp tác đa ngành, trong đó cần một bộ phận đủ quyền hành, nguồn lực và chịu trách nhiệm trực tiếp điều phối các ban, ngành cùng tham gia.

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi-Hinh-3
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 25/6 đến ngày 05/7, khu vực Nam bộ vào chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Như vậy, TPHCM có thể sẽ tiếp tục bị ngập lớn.

Bên cạnh đó, khi quy hoạch đô thị mới cần rải đều, tránh tập trung đông dân gây quá tải về hạ tầng; kiến trúc xây dựng phải đảm bảo phù hợp địa hình từng khu vực, hướng tới công trình xanh có khả năng tự tiêu thoát nước, tránh bê tông hóa cao tại các khu vực trọng yếu.

Về lâu dài cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch chống ngập theo thực tế, tránh để lạc hậu trước những điều kiện biến đổi khí hậu. Đặc biệt, TP HCM thực hiện nghiêm chế tài xử lý trách nhiệm chủ đầu tư nếu dự án không có hệ thống thoát nước.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho rằng, các dự án phát triển đô thị cần được thực hiện trên nguyên tắc cân bằng tự nhiên: “Khối lượng san lấp bao nhiêu, phải đào hồ trữ nước bấy nhiêu”.

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi-Hinh-4
Người dân TPHCM khốn khổ bơi trong biển nước mỗi khi mưa đến 

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, quy hoạch tiêu thoát nước cần tích hợp với quy hoạch chống ngập, quy hoạch giao thông, hạ tầng đô thị… Trong đó lấy việc khoanh lưu vực tiêu thoát nước cho từng cụm kênh, rạch… làm đơn vị phân mảng.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh cho rằng người dân cần phải xây nhà tuân thủ quy hoạch, tránh bê tông hóa quá nhiều. Nếu có điều kiện, khi xây nhà người dân nên kết hợp vườn trồng cây, hoặc xây dựng hồ tích nước mưa trên sân thượng; không xả rác ra kênh, ra đường, hố ga thoát nước.

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi-Hinh-5
TPHCM sẽ ngày càng ngập, do lún, do đô thị hóa, biến đổi khí hậu, mưa lớn với cường suất cao, tập trung. 

Trong thời gian tới, TP HCM sẽ ngày càng ngập, do lún, do đô thị hóa, biến đổi khí hậu, mưa lớn với cường suất cao, tập trung.

Theo một số chuyên gia đô thị, một số giải pháp “mềm” khác để hạn chế tình trạng ngập nước tại TP, đó là phải phát triển mảng xanh. Phần lớn quy hoạch mảng xanh ở ngoại thành gắn với các khu đất nông nghiệp xen cài, hành lang sông rạch ẩm thấp, chưa gắn với quy hoạch khu dân cư nên khó thực hiện, kêu gọi đầu tư.

Lâu nay, ngân sách TP HCM cũng chỉ chủ yếu tập trung đầu tư cho hạ tầng giao thông, chống ngập, chưa chú trọng đẩy mạnh phát triển cây xanh.

Để tránh đi vào khu vực ngập nước hoặc kẹt xe, người dân TPHCM có thể kiểm tra và nhận cảnh báo trên smartphone bằng ứng dụng UDI Maps. UDI Maps do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM triển khai từ 2017.

TPHCM: Cong tac chong ngap moi chi nho le, chua co tam nhin dai hoi-Hinh-6
Ảnh minh họa 

Bấm vào khu vực ngập nước (biểu tượng quả chuông nền đỏ), ứng dụng sẽ hiện tên trạm quan trắc, đoạn đường, mức độ ngập và thời điểm cập nhật dữ liệu.

UDI Maps còn cho phép cài đặt để nhận thông báo ngập từ các trạm quan trắc nhất định với khoảng 40 trạm. 

 

 
An Quý

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN