Tin mới nhất cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền; Sài Gòn mưa lớn vào giữa trưa

Hồi 10h ngày 3/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 180km.
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 11h hôm nay (3/7), ở trạm Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 7 (15m/s), giật cấp 8 (19m/s). Ở trạm Cô Tô có gió giật mạnh cấp 7. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to 50-100mm/12 giờ.
Hồi 10h cùng ngày, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 180km, cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định khoảng 320km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và còn có khả năng mạnh lên.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 10 giờ ngày 04/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-50km/giờ), giật cấp 9.
Tin moi nhat con bao so 2 do bo vao dat lien; Sai Gon mua lon vao giua trua
 Bão số 2 chuẩn bị vào đất liền. 
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ.
Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ đêm nay mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sáng nay còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Biển động mạnh.
Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình từ đêm nay (03/7) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, từ gần sáng đến trưa mai (04/7) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Dự báo mưa:
Trong ngày và đêm nay ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to (lượng mưa 50-100mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24 giờ). Từ ngày mai mưa giảm nhanh.
Từ nay cho đến chiều mai (04/7), ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-150mm/24 giờ, có nơi trên 150mm/24 giờ); các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 150-200mm/24 giờ, có nơi trên 250mm/24 giờ). Từ đêm mai mưa giảm ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Từ đêm nay đến sáng 05/7, ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Đông Bắc có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-200mm/24 giờ, có nơi trên 250mm/24 giờ); vùng núi Bắc Bộ có mưa to (lượng mưa phổ biến 50-100mm/ 24 giờ, có nơi trên 150mm/24 giờ).
Khu vực Hà Nội: Từ chiều nay (03/7) có mưa, đêm nay và ngày mai (04/7) có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cần theo dõi thông tin dự báo lũ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trong các bản tin được ban hành theo quy định.
* Trong khi đó, theo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, quan sát trên ảnh radar thời tiết và ảnh mây vệ tinh cho thấy mây đối lưu đang phát triển và gây mưa trên khu vực các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Sóc Trăng là nơi tập trung mây dông phát triển mạnh.
Trong khoảng từ 0 đến 3 giờ tới, mây đối lưu tiếp tục phát triển và gây mưa dông cho các khu vực kể trên, sau đó mở rộng sang phía Đông đến các khu vực lân cận khác như Trà Vinh, TP HCM. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc, sét và gió giật mạnh.
Giữa trưa 3/7, ở Sài Gòn có mưa lớn, gió mạnh. Mưa diễn ra ở diện rộng trên các quận Gò Vấp, Bình Thanh, Thủ Đức và các quận trung tâm.
PV

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN