Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị khẩn cấp ngừng nhập khẩu xăng dầu để 'cứu' 2 nhà máy lọc dầu trong nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn của tập đoàn này đang chịu áp lực rất lớn do tác động kép của dịch bệnh COVID-19 và giá dầu thế giới giảm mạnh. 

 

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xem xét ban hành việc ngừng nhập khẩu xăng dầu để tránh tình trạng tồn kho vượt ngưỡng giới hạn tại nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo PVN, công suất hai nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất và Nghi Sơn của tập đoàn đủ cung cấp khoảng 70-80% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa.
Ở thời điểm giá dầu thế giới đi xuống, hoạt động của công ty này gặp khó khăn. Nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong bối cảnh đại dịch giảm mạnh trong quý I/2020, mức giảm tới 30% so với cùng kỳ hàng năm. Dự kiến mức giảm này còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.
Tap doan Dau khi Viet Nam kien nghi khan cap ngung nhap khau xang dau de 'cuu' 2 nha may loc dau trong nuoc
Xuất bán xăng dầu tại NMLD Dung Quất.
Ngoài ra, việc các đầu mối xăng, dầu ngừng nhập hàng dẫn đến dư lượng tồn kho xăng của PVN lên đến 90%, vượt xa mức cho phép.
Tại thời điểm ngày 30/3/2020, tồn kho các sản phẩm của 2 NMLD (trừ DO) đều vượt ngưỡng nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ (tank top). Cụ thể, tồn kho dầu thô tại NMLD Dung Quất và Nghi Sơn lần lượt là 384,256 m3 và 533,500 m3 với tỷ lệ tồn kho lần lượt là 76% và 64%; tồn kho xăng tại NLMD Dung Quất là 138,242 m3, chiếm tỷ lệ 87%, tại NMLD Nghi Sơn là 167,520 m3, chiếm tỷ lệ 81%.
PVN cho biết, các NMLD đang chịu áp lực rất lớn từ cả đầu vào (giảm giá hàng tồn kho dầu thô) lẫn đầu ra. Mặc dù nhu cầu xăng dầu giảm, tiêu thụ xăng dầu trong nước rất khó khăn nhưng trong 3 tháng đầu năm 2020 lượng nhập khẩu đã chiếm đến 61,67% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, điều này đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước.
Do vậy, PVN cho rằng việc khẩn thiết trong giai đoạn này cần các bộ, ngành cần nhanh chóng ban hành ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/tạm cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong nước sản xuất được trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, PVN cũng đề xuất các bộ cần tiếp tục có các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, tăng cường các giải pháp phòng chống gian lận thương mại và bán phá giá xăng dầu, đảm bảo hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước sau khi dịch bệnh kết thúc được ổn định, an toàn.
Theo Nhà Đầu Tư

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN