Sông Thao (Trảng Bom, Đồng Nai): Hàng chục hộ dân sống mòn cạnh xưởng phân gà bốc mùi hôi thối

Thời gian gần đây, xưởng sản xuất phân gà ở ấp Thuận An, xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề, khiến cuộc sống của các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-10
Bức xúc vì mùi hôi thối, người dân làm đơn kiến nghị tập thể 

Theo phản ánh của người dân ấp Thuận An, trước đây cuộc sống của họ diễn ra bình thường cho đến khi hộ ông Nguyễn Chí Hùng xây dựng nhà xưởng sản xuất phân gà trong ấp khiến cuộc sống của người dân trở nên ngột ngạt bởi mùi hôi thôi, mặc dù đã nhiều lần góp ý, nhưng hộ ông Nguyễn Chí Hùng vẫn không khắc phục mà mùi hôi thối ngày càng nặng hơn. Các hộ dân cũng đã gửi đơn kiến nghị tới UBND xã Sông Thao, tuy nhiên đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết...
Về nơi xảy ra sự việc, dù đứng cách xa khu nhà xưởng sản xuất phân gà của hộ ông Hùng (theo phản ánh) hàng trăm mét nhưng chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc, càng đến gần thì càng khó thở hơn. Tại thời điểm phóng viên có mặt, xưởng sản xuất phân gà này không hề có biển bảng.
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-11
 
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-12
Nhà xưởng không hề có biển bảng 

Nhà xưởng được xây dựng tại khu đất nông nghiệp rộng 9,405.6m2 đất trồng cây lâu năm tại 2 thửa 193 và 194 cùng tở bản đồ số 10 tại xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Để sản xuất phân gà, chủ cơ sở xây dựng dãy nhà tiền chế có kết cấu khung thép, mái và vách che bằng tấm lợp nhựa màu trắng. Hàng ngày chủ cơ sở thu gom phân gà từ nhiều trại chăn nuôi tập kết tại đây, sau đó tiến hành ủ hoai ngay trên sàn nhà xưởng. Việc tập kết phân chưa ủ và phân đã ủ đã gây ra mùi hôi thối nồng nặc phát tán ra môi trường xung quanh, ngày nắng cũng như ngày mưa gây ảnh hưởng lớn cuộc sống người dân.
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-13
Nhà tiền chế sơ sài ngay dưới hàng lang lưới điện cao thế 
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-14
Điểm võng của dây điện cao thế chỉ cách mái che nhà xưởng một khoảng cách rất ngắn, trong khi nhà xưởng được làm từ vật liệu không đảm bảo điều kiện an toàn có nguy cơ dẫn dẫn điện, cháy nổ cao. 

Máy móc phục vụ sản xuất để lộn xộn cả trong lẫn ngoài có nguy cơ gây mất an toàn lao động. Mặt khác chủ cơ sở xưởng sản xuất phân gà này còn xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có độ che phủ sơ sài, các mép vách để hở khiến mùi của phân gà bên trong xưởng bốc ra nồng nặc, càng lại gần thì càng khiến việc hô hấp của con người trở nên khó khăn. Đặc biệt chủ cơ sở xây dựng nhà xưởng nằm ngay dưới hành lang đường điện cao thế, điểm võng của dây điện cao thế chỉ cách mái che nhà xưởng một khoảng cách rất ngắn, trong khi nhà xưởng được làm từ vật liệu không đảm bảo điều kiện an toàn có nguy cơ dẫn dẫn điện, cháy nổ cao.
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-15
 
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-16
 
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-17
 
Song Thao (Trang Bom, Dong Nai): Hang chuc ho dan song mon canh xuong phan ga boc mui hoi thoi-Hinh-18
Toàn cảnh nhà xưởng sản xuất phân gà xây dụng trái phép trên đất nông nghiệp 
Người dân cho biết thêm, ngay từ khi xưởng sản xuất này đi vào hoạt động, người dân quanh vùng đã phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc, đời sống bị đảo lộn. Hàng ngày chủ cơ sở cho người đi thu gom phân gà tại các trang trại sau đó vận chuyển về đây để ủ, sau đó đóng bao vận chuyển đi bán cho các cơ sở sản xuất phân bón khác.
“Cả tháng nay phải chịu đựng mùi này khiến chúng tôi đến ăn không ngon, ngủ không yên. Người lớn hít vào thì bị đau đầu, đầy bụng, ho, trẻ con thì nôn trớ, phải đóng cửa 24/24 giờ mà vẫn không thể thoát khỏi mùi hôi thối này”, anh Lý Văn CH., ấp Thuận An, xã Sông Thao bức xúc.
Chị Ninh Th. K. Th, ấp Thuận An, xã Sông Thao cho biết, trước đây không khí rất trong lành, người dân khỏe mạnh. Từ khi "mọc lên" xưởng sản xuất phân gà này, người nhà chị rất hay đau ốm; trẻ con đi học cũng sợ về nhà vì mùi thối. Nhiều gia đình không chịu nổi đã đưa trẻ con đi sơ tán, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời, làm sao có thể đi ở nhờ mãi được.
ThS. LS Tạ Văn Nghiệp _ Trưởng VPLS An Nghiệp & Cộng sự cho biết: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc sử dụng đất thì việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Đồng thời tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định nghĩa vụ của người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích. Do đó, hành vi xây dựng nhà xưởng sản xuất phân bón hữu cơ (phân gà) trên đất nông nghiệp là không đúng mục đích sử dụng đất đã được nhà nước phê duyệt.
Căn cứ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền đến 400.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức phạt gấp đôi, mức phạt tiền có thể lên đến 800.000.000 đồng, tùy vào diện tích chuyển mục đích trái phép; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của nước trước khi vi phạm.
Bên cạnh đó, để hoạt động sản xuất phân bón tổ chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện đặc biệt của ngành nghề này theo quy định tại Điều 41 Luật Trồng trọt 2018, trong đó quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Căn cứ điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phân bón; bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón; Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất; bảo sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, không được sản xuất phân bón khi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định nêu trên. Đặc biệt, hoạt động sản xuất phân bón ảnh hưởng rất lớn tới môi trường cũng như sức khỏe của người dân xung quanh khu vực. Do đó, trường hợp đi vào hoạt động sản xuất phân bón khi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 400.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động từ 6 -12 tháng; Buộc di dời dự án, cơ sở đến điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải cảu môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định theo quy định tại để c khoản 1 Điều 13 Nghi định 45/2022/NĐ-CP. Đặc biệt, trường hợp tổ chức hoạt động không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định có thể bị phạt tiề từ 800.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng; Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy đinh tai điểm h khoản 2 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần sớm có biện pháp kiểm tra xử lý để người dân ổn định cuộc sống.
Hải Anh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN