Sản phụ đi sinh bị lũ cuốn: Hành trình “vượt cạn” đáng sợ của sản phụ xưa

Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, hành trình "vượt cạn" của phụ nữ không hề dễ dàng mà vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Sản phụ và thai nhi có thể tử vong nếu không may chảy nhiều máu, nhiễm trùng... 
San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua
Sinh con được xem là một việc làm thiêng liêng đối với nhiều phụ nữ. Thế nhưng, hành trình "vượt cạn" của phụ nữ thời xưa không mấy dễ dàng, thậm chí là khá đáng sợ.  

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-2
 Đối với người Ai Cập cổ đại, do chưa có hộ sinh hay người đỡ đẻ chuyên nghiệp nên thời điểm thai phụ chuyển dạ, họ phải nhờ những người phụ nữ là người thân hoặc bạn bè có kinh nghiệm sinh con đỡ đẻ hộ. Phụ nữ Ai Cập thời cổ đại sinh con trong tư thế ngồi xổm hoặc quỳ trên mặt đất hoặc ngồi trên một chiếc ghế có đục lỗ phía dưới để con chui ra. 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-3
 Để "mẹ tròn con vuông", trước khi đẻ, thai phụ thường được cho uống một loại hỗn hợp gồm bột nghệ và một số nguyên liệu khác. Người xưa còn dùng bia chà sát lên bụng để thai phụ sinh con thuận lợi. 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-4
 Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng thuận lợi sinh con. Những trường hợp sinh khó thì cả mẹ và đứa trẻ trong bụng có thể tử vong vì những biến chứng trong lúc sinh mà những người đỡ đẻ không có kiến thức y khoa không thể xử lý được.

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-5
 Giống người Ai Cập, phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến cũng sinh con tại nhà. Tuy nhiên, thời này đã có bà đỡ chuyên nghiệp. Những bà đỡ này có nhiều năm kinh nghiệm đi đỡ đẻ cho các sản phụ. 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-6
 Khi thai phụ chuyển dạ, người nhà sẽ đi mời bà đỡ đến nhà để quá trình "vượt cạn" được thuận lợi. Bà đỡ thường kêu người nhà chuẩn bị chậu nước nóng để lau vết thương và máu trên người sản phụ. 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-7
 Nước nóng được dùng để giữ ấm cơ thể giúp thai phụ có thể dễ dàng sinh con. Dù vậy, tỷ lệ thai phụ tử vong vì khó sinh thời phong kiến cũng khá cao ngay cả khi có bà đỡ giỏi. Vì vậy, người Trung Quốc thường có câu sinh con giống như đi qua "quỷ môn quan". 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-8
Tới thời Trung cổ, y học khá phát triển với nhiều bác sĩ làm việc trong lĩnh vực sản khoa bên cạnh các bà đỡ truyền thống. Họ cùng các nữ hộ sinh đỡ đẻ cho thai phụ tại nhà riêng.  

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-9
 Phụ nữ thời ấy thường sinh con trong những căn phòng tối với tư thế ngồi xổm hoặc nằm. Nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn thai phụ từng bước sinh con để đứa trẻ chào đời an toàn. 

San phu di sinh bi lu cuon: Hanh trinh “vuot can” dang so cua san phu xua-Hinh-10
 Dù y học thời này có sự phát triển so với giai đoạn trước nhưng những nữ hộ sinh nhiều khi không thể xử lý hết các biến chứng như mất máu quá nhiều trong lúc sinh khiến cả mẹ và đứa trẻ trong bụng gặp nguy hiểm. Trong trường hợp xấu nhất, cả mẹ và con đều chết do không thể cầm máu hoặc bị nhiễm trùng.

Mời độc giả xem video: Kết hôn không sinh con: Có ích kỉ trong cuộc sống hiện đại?. Nguồn: VTV TSTC



Tâm Anh (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN