Những loại dụng cụ dùng nhiều dễ mắc bệnh hiểm nghèo

Bát đũa là dụng cụ không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày. Lựa chọn loại bát “sát nhân” này, người dùng dễ nạp hóa chất vào cơ thể, đối diện bệnh hiểm nghèo.
Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo
 Có nhiều loại bát để lựa chọn như bát sứ, bát giả sứ, bát nhựa, bát gỗ, bát thủy tinh... Để thu hút người dùng, những loại bát này ngày càng được cải thiện về mẫu mã, màu sắc. (Ảnh minh họa)

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-2
 Dù rất bắt mắt, đa dạng về kiểu dáng song dùng bát giả sứ tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe. Được biết, bát đĩa giả sứ thường được làm từ chất liệu nhựa melanine hay còn gọi là nhựa melamine formaldehyde. Nhựa melamine được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng giữa melamine và formaldehyde ở nhiệt độ cao.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-3
 Bình thường, bộ đồ ăn bằng nhựa melamine chất lượng sẽ không giải phóng formaldehyde và các chất độc hại khác. Chúng an toàn khi nhiệt độ sử dụng dao động từ -20°C đến 120°C. Có thể nói, nhựa melamine không độc hại ở nhiệt độ phòng. 

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-4
 Nhiệt độ của súp nóng thường không vượt quá 100°C. Do vậy, bạn có thể sử dụng đồ nhựa melamine để đựng súp. Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng chúng để đựng dầu nóng bởi nhiệt độ chúng có thể lên tới 150°C. Mức nhiệt này khiến nhựa melamine tan chảy và giải phóng formaldehyde.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-5
 Nghiên cứu cũng chỉ ra lượng formaldehyde tăng đáng kể khi sử dụng bát giả sứ để đựng giấm ở nhiệt độ 60°C, trong vòng 2 giờ. Bạn cần cân nhắc nhiệt độ và loại thực phẩm khi sử dụng bát đũa giả sứ. 

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-6
 Ngoài ra, bạn cần chú ý đến thương hiệu sản phẩm khi lựa chọn. Bên cạnh những cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng, không ít nơi sản xuất bát đũa giả sứ không an toàn. Sử dụng chúng thời gian dài có thể giải phóng formaldehyde. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng xác nhận đây là chất gây ung thư và dị tật thai nhi. 

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-7
 Ngoài việc cảnh báo mối nguy sức khỏe từ bát "sát nhân", các nhà khoa học còn chú ý đến bát inox. Loại bát này được làm từ thép không gỉ, có độ bền cực cao. Các nhà khoa học từng dùng phương pháp khối phổ kế plasma cảm ứng để xác định sự di chuyển của asen, cadmium, chì, crom, kẽm, niken, mangan, đồng, nhôm, sắt, coban, molypden và các nguyên tố kim loại khác trong bộ đồ ăn bằng thép không gỉ.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-8
 Đáng lưu ý, tất cả 30 bộ đồ ăn được kiểm tra đều chứa thành phần kim loại nặng. Sự di chuyển của các nguyên tố kim loại có quan hệ với hàm lượng của chúng. Hàm lượng càng nhiều thì kim loại nặng di chuyển càng mạnh.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-9
 Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự di chuyển của các nguyên tố kim loại trong bát inox giảm dần khi số lần sử dụng tăng lên. Có thể nói, bát inox mới có nhiều khả năng di chuyển kim loại hơn so với bát inox cũ.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-10
 Sử dụng không đúng cách dễ gặp rủi ro như sự di chuyển của các ion kim loại có hại, vì vậy, chúng không thích hợp để đựng các chất lỏng có tính axit như giấm hoặc nước chanh trong thời gian dài.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-11
 Không chỉ bát giả sứ và bát từ thép không gỉ tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Các nhà khoa học nhấn mạnh ngay cả bát gỗ, tre cũng có thể gây hại nếu dùng không đúng cách. Cụ thể, chất liệu này rất dễ thu hút vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Với loại phủ lớp sơn bên ngoài, chúng còn có thể tróc ra, lẫn vào thức ăn của người dùng.

Nhung loai dung cu dung nhieu de mac benh hiem ngheo-Hinh-12
Trong các chất liệu, bát thủy tinh và gốm có tính ổn định hóa học cao nhất. Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể đựng thức ăn ở mọi nhiệt độ mà không tính đến nguy cơ di chuyển của các chất độc hại. 

Mời độc giả xem thêm video: Khuyến cáo khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir. (Nguồn video: THĐT)

Định Tâm (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN