Những ca sán lúc nhúc trong cơ thể vì thích ăn đồ tái sống

Thực tế, trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp nhiễm sán lúc nhúc trong cơ thể người do sở thích ăn đồ tái sống. Thậm chí, có những bệnh nhân đã tử vong vì sán làm tổ dày đặc trong não.
Sán lúc nhúc trong gan người đàn ông do thích ăn gỏi cá
Mới đây, người đàn ông tên Lin ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do sốt cao, nôn mửa và ho kéo dài. 10 ngày trước đó, bệnh nhân đã sốt cao 39 độ, uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không đỡ. Bác sĩ xác nhận “thủ phạm” là hàng trăm con sán lúc nhúc trong cơ thể người này.
Sau khi chụp X-quang để kiểm tra, bác sĩ phát hiện gan của bệnh nhân lúc nhúc sán, được chẩn đoán mắc sán lá gan. Sán lá gan thường gặp ở các bệnh nhân ăn cá nước ngọt chưa nấu chín.
Ron nguoi nhung ca san luc nhuc trong co the vi thich an do tai song
Hình ảnh sán lúc nhúc dày đặc trong gan bệnh nhân. 
Khi khai thác bệnh sử, ông Lin thừa nhận thường xuyên ăn các món từ cá sống trong suốt 3 năm qua. Khi ăn ông đã bỏ rất nhiều mù tạt vì nghĩ vị cay mạnh sẽ làm vi trùng và ký sinh trùng chết hết. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm
Bác sĩ cho biết, khi ăn cá sống, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh tại đây và gây bệnh ở đường mật.
Những trường hợp nhiễm sán do thói quen ăn đồ tái sống xảy ra không hiếm
Ăn thịt lợn chưa nấu chín, nam thanh niên tử vong do sán làm tổ dày đặc trong não
Tạp chí The New England Journal of Medicine trong tháng 3/2019 đưa tin một trường hợp co giật và tử vong do nhiễm ấu trùng sán lợn (sán dây lợn).
Theo báo cáo, bệnh nhân là nam thanh niên 18 tuổi ở Ấn Độ được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh sau cơn động kinh.
Cụ thể hơn, bác sĩ Nishanth Dev, người trực tiếp khám cho hay, đó là cơn co cứng – co giật toàn thân (tonic-clonic seizure). Điều này xảy ra khi một lượng xung điện lớn ảnh hưởng lên não khiến bệnh nhân bất tỉnh ngay lập tức.
Kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân có nhiều u nang trong vỏ não (hình bên trái là các chấm trắng). Các tổn thương cũng được tìm thấy trong thân não và tiểu não (hình phải)
Ron nguoi nhung ca san luc nhuc trong co the vi thich an do tai song-Hinh-2
Sán làm tổ dày đặc trong não bệnh nhân. 
Trong trường hợp này, bệnh nhân đã thấy đau ở vùng háng từ tuần trước đó. Các kết quả khám cho thấy anh còn bị sưng mắt phải và đau tinh hoàn phải.
Kết quả chụp cộng hưởng từ trên bệnh nhân rất bất ngờ, bác sĩ phát hiện vô số u nang sán lợn trong vỏ não - vùng chịu trách nhiệm về suy nghĩ, trí nhớ, tri giác.
Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn, bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm huyết thanh. Kết quả đúng như dự đoán.
Bệnh này xảy ra khi ấu trùng sán dây lợn xâm chiếm mô cơ thể từ ruột và tích tụ trong hệ thống thần kinh trung ương, cơ, da và mắt.
Bác sĩ quyết định không dùng thuốc chống ký sinh trùng vì loại thuốc này thường làm tình trạng u nang trong não viêm nặng hơn. Ngoài ra, còn có thể gây biến chứng phù não và mất thị lực. Do đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống viêm và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn không qua khỏi sau 2 tuần điều trị.
Bệnh u xơ thần kinh Neurocysticercosis là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi nang ấu trùng của sán dây lợn (Taeniasolium). Những nang này có thể xâm nhập vào não, dẫn đến co giật đe dọa tính mạng.
Bệnh này mắc phải chủ yếu do ăn thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín. Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua trứng sán có trong phân của người mắc bệnh nếu không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với thức ăn.
Nam thanh niên nhiễm sán lá phổi nặng vì thích ăn cua sống
Hồi tháng 11/2018, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. Bệnh nhân là anh L.H.T (19 tuổi, ở Bắc Giang), trước khi vào viện có xuất hiện tình trạng đau tức ngực, tuy nhiên đi khám ở cơ sở không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đến bệnh viện huyện thăm khám, qua chụp chiếu các bác sĩ chẩn đoán anh T bị tràn dịch màng phổi, nguy kịch. Sau khi chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch phổi ra ngoài.
Ron nguoi nhung ca san luc nhuc trong co the vi thich an do tai song-Hinh-3
Nam bệnh nhân bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. 
Trong quá trình hút dịch, các bác sĩ thấy nhiều ký sinh ra cùng với dịch được hút ở phổi anh T. Lập tức, anh T. được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp và tràn dịch màng phổi. Tại đây, sau khi xét nghiệm và soi vi sinh, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sán bò lúc nhúc trong phổi bệnh nhân.
Được biết, sán lá phổi thường tập trung số ca mắc tại một số tỉnh như: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Nghệ An… Nguyên nhân là do tập quán ăn hải sản chưa được nấu chín, đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cua biển, cua đá như: Tiết canh cua, gỏi cua, cua nướng, uống nước cua sống, mắm cua… Nam thanh niên mắc bệnh rất có thể đã duy trì thói quen ăn cua sống thường xuyên.
Ăn sashimi, người đàn ông nhiễm sán toàn cơ thể
Theo tờ Epochtimes, vào khoảng tháng 9/2014, một người đàn ông sống tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã nhập viện điều trị trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua kiểm tra, các bác sĩ Bệnh viện liên kết thứ 5 tỉnh Quảng Đông đã rất bất ngờ khi phát hiện thấy sán làm tổ khắp cơ thể anh. Người đàn ông cho biết, sashimi là món ăn mà anh yêu thích, vì vậy 14 ngày trước đó, anh ta ăn rất nhiều cá sống. Ngoài những cơn đau bụng dữ dội, người đàn ông này còn có triệu chứng bị mẩn ngứa da.
Ron nguoi nhung ca san luc nhuc trong co the vi thich an do tai song-Hinh-4
Sán làm tổ khắp cơ thể người đàn ông. 
Tuy nhiên, do bệnh tình đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng nên người đàn ông tiếp tục được chuyển tới Bệnh viện Nhân dân số 8 ở Quảng Châu để điều trị. Kết quả chụp X-quang cho thấy, những đốm trắng nhỏ xuất hiện lấm chấm khắp cơ thể chính là sán.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khi vào gan, sán có thể sống trong cơ thể 20-30 năm.
Cách duy nhất để tránh nhiễm sán vào cơ thể là không ăn cá, ốc hay các loại rau thủy sinh chưa được nấu chín.
Thảo Nguyên (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN