“Nhãn sạch” thực phẩm hiểu thế nào cho đúng?

"Nhãn sạch" nhằm nhấn mạnh thương hiệu sản phẩm gồm các thành phần hoàn toàn hữu cơ và tự nhiên, đồng thời minh bạch thông tin thành phần sản phẩm trên nhãn mác bao bì.
Khái niệm "Clean Label" hay "Nhãn sạch" đã ra đời và phát triển hơn mười năm nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác nào cho xu hướng này, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng: Các sản phẩm được coi là nhãn sạch nếu có thông tin sản phẩm minh bạch, được làm từ thành phần tự nhiên, dễ nhận diện, nguồn gốc bền vững, không chứa các chất phụ gia tổng hợp hay các chất không tốt cho sức khoẻ,...
“Nhan sach” thuc pham hieu the nao cho dung?
 "nhãn sạch" sản phẩm thực phẩm là khẳng định thương hiệu sản phẩm gồm các thành phần toàn hữu cơ và tự nhiên, minh bạch thông tin thành phần trên bao bì
Theo "Báo cáo về thị trường nguyên liệu nhãn sạch toàn cầu - Mức tăng trưởng, xu hướng cùng tác động của Covid-19", thị trường nguyên liệu nhãn sạch toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 6,75%, trong giai đoạn từ 2021-2026. Con số này cho thấy xu hướng “nhãn sạch” đang trở nên quan trọng trên toàn Châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung.
"Nhãn sạch" thực phẩm đã trở thành xu hướng chủ đạo của ngành thực phẩm tại các nước tiên tiến, trong đó không thể không nhắc đến ngành sữa tươi. Các hãng sữa tươi tại Châu Âu luôn cố gắng bắt kịp xu hướng bằng việc sản xuất sản phẩm không thêm vào các chất phụ gia, chất bảo quản để giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng.
Ngày 08/11, công ty Cổ phần Thực phẩm Dalatte (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức hội nghị “Xu hướng nguyên bản – Tương lai bền vững của ngành thực phẩm vì sức khỏe”. Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành về thực phẩm trong nước và quốc tế đã cùng chia sẻ và trao đổi về giá trị “nguyên bản”, xu hướng “nhãn sạch - clean label” và các giải pháp cho tương lai bền vững của ngành thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng.
“Nhan sach” thuc pham hieu the nao cho dung?-Hinh-2
 "Nhãn sạch" thực phẩm cần chữ tín trong kinh doanh của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng
Theo chia sẻ từ chuyên gia quốc tế David Jackson - Giám đốc điều hành của Colliers International tại Việt Nam: “Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe bền vững và một lối sống tích cực, để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống. Đó là lí do mà họ ngày càng yêu thích những điều nguyên bản, thích trở về với tự nhiên đơn sơ, thuần khiết. Và cũng chính điều này đã tạo nên một xu hướng mới trong ngành thực phẩm - Clean Label”. Theo đó, các sản phẩm được coi là chuẩn Clean Label (Nhãn sạch) nếu có thông tin sản phẩm minh bạch, được làm từ thành phần tự nhiên, dễ nhận diện, nguồn gốc bền vững, không chứa các chất phụ gia tổng hợp hay các chất không tốt cho sức khoẻ,...
Thời gian gần đây, tại Việt Nam, clean label đang dần được các doanh nghiệp theo đuổi và áp dụng. Ông Hoàng Anh - đại diện Dallatte cho biết: “Sữa tươi nguyên bản Dallatte theo đuổi xu hướng quốc tế clean label, giữ tối đa trạng thái tự nhiên ban đầu về dinh dưỡng và hương vị của giọt sữa tươi thuần chất. Trở về nguyên bản là cốt lõi của tầm nhìn hướng đến sức khoẻ và sự bền vững của Dallatte. Chúng tôi đề cao các hoạt động và lối sống tích cực, khỏe mạnh, gần gũi với tự nhiên, với mong muốn giúp mọi người tái tạo năng lượng và chăm sóc sức khoẻ toàn diện”.
“Nhan sach” thuc pham hieu the nao cho dung?-Hinh-3
Nhãn sạch thực phẩm là cách giao tiếp hiệu quả giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất
Đại diện Hiệp hội Sữa Việt Nam, ThS.BS. Phạm Thị Ngọc cho rằng: “Sống lành mạnh, sử dụng thực phẩm an toàn, tự nhiên không phải một xu hướng nhất thời, mà là một nhu cầu mang tính bền vững của người dùng. Đây là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp ngành thực phẩm thực sự nghiêm túc, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sức khỏe toàn diện của cả cộng đồng, của thế hệ tương lai”.
"Nhãn sạch" thực phẩm là một sáng kiến có giá trị và lợi ích lớn, là cách giao tiếp hiệu quả nhất giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, "nhãn sạch" thực phẩm hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như: Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm "bẩn" nhưng tự dán "nhãn sạch"; Mập mờ chất lượng "nhãn sạch"...Do đó, khi đã gắn “nhãn sạch” lên sản phẩm thực phẩm, rất cần sự trung thực của chính doanh nghiệp, đó còn là chữ tín trong kinh doanh, tạo niềm tin và nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng, đón nhận sản phẩm một cách yên tâm, tin dùng nhất.

 

Hương Nguyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN