Nguy kịch vì bị rắn cạp nia chui vào nhà cắn

Sau 1 giờ bị rắn cắn, cháu C bắt đầu mệt, buồn nôn, nôn ói nhiều, sau đó bắt đầu sụp mi, yếu tứ chi và thở mệt.

Trước khi nhập viện, khoảng 3 giờ sáng, cháu Nguyễn Thành C. (13 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) nằm ngủ dưới nền nhà và bị rắn cắn vào đùi phải. Người nhà đã bắt được con rắn có khoanh trắng khoanh đen dài khoảng 1 mét.

Người nhà mang cháu đến thầy lang chữa rắn cắn gần nhà nhưng do tình trạng quá nặng, không thể điều trị được nên đưa đến Bệnh viện Thống Nhất (Đồng Nai) sau đó bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nguy kich vi bi ran cap nia chui vao nha can
Trước khi nhập viện, khoảng 3 giờ sáng, cháu Nguyễn Thành C. (13 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) nằm ngủ dưới nền nhà và bị rắn cắn vào đùi phải.  

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm độc do rắn cắn, nghi rắn cạp nia gây suy hô hấp, được thở máy và điều trị hỗ trợ nhưng tình trạng không cải thiện nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1.

Bệnh nhi nhập Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng yếu liệt tứ chi, sụp mi, đồng tử 2 bên giãn, suy hô hấp nặng phải bóp bóng qua nội khí quản.

Qua lâm sàng, các bác sỹ xác định bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn nhiễm độc nặng gây suy hô hấp, yếu liệt cơ toàn thân.

Ngay lập tức bệnh nhân được thở máy, điều trị hỗ trợ kháng sinh, vệ sinh vết rắn cắn. Tuy nhiên, hiện tại ở các bệnh viện khu vực phía Nam không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đơn giá để điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 buộc phải sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đa giá (điều trị chung cho rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa, hổ đất) để điều trị cho bệnh nhân.

Nguy kich vi bi ran cap nia chui vao nha can-Hinh-2
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1,  khuyến cáo, rắn độc cắn là tai nạn khá thường gặp ở nước ta, nhất là vào mùa mưa, trời lạnh nên rắn thường bò vào nhà. 

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết thông thường, huyết thanh đơn giá có thể hiệu quả hơn, ít gây tác dụng bất lợi hơn huyết thanh đa giá.

Bệnh nhân được truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ đa giá và được thở máy, điều trị hỗ trợ. Sau hơn 12 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, bệnh nhân bắt đầu có đáp ứng với những cử động nhẹ ngón chân, ngón tay.

Sau 5 ngày được hỗ trợ thở máy, hiện bệnh nhân tỉnh táo, phục hồi hoàn toàn sức cơ tứ chi và các cơ hô hấp, không để lại di chứng thần kinh và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang khuyến cáo, rắn độc cắn là tai nạn khá thường gặp ở nước ta, nhất là vào mùa mưa, trời lạnh nên rắn thường bò vào nhà.

Khi bị rắn cắn, người dân cần hết sức bình tĩnh, rửa sạch vết cắn để tránh nhiễm trùng, bất động chi bị cắn, đặt chi thấp hơn so với tim và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Khi bị rắn cắn, người dân không nên rạch da, nặn hút vết cắn hoặc đắp lá cây lên vết cắn vì làm tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng. Hạn chế buộc garo phía trên vết cắn vì làm tăng nguy cơ hoại tử chi bị cắn.

Ngoài ra, người dân cần ghi nhận đặc điểm con rắn hoặc nếu bắt được, đập chết con rắn, nên mang theo để nhân viên y tế xác định chính xác loại rắn cắn, và quyết định điều trị huyết thanh kháng nọc rắn thích hợp.

 

 

An Quý

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN