Nghe chuyên gia chỉ cách giảm tác hại của thức khuya

Ngủ muộn gây hại sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự phục hồi của cơ thể. Nếu không có lựa chọn khác, bạn nên áp dụng hướng dẫn dưới đây để giảm tác hại của thức khuya.
Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là lúc cơ thể thực hiện chức năng giải độc, tự phục hồi tốt nhất. Thói quen thức khuya kéo dài khiến cơ thể không có cơ hội phục hồi, lâu dần chức năng hoạt động của cơ thể suy giảm.  

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-2
 Dù biết tác hại của thức khuya song công việc bận rộn khiến nhiều người phải ngủ muộn để hoàn thành. Để giảm tác hại của thức khuya, chuyên gia sức khỏe khuyên nên thực hiện những chỉ dẫn dưới đây.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-3
 Chia bữa tối thành 2 bữa nhỏ. Thức khuya dễ xuất hiện cảm giác đói, khiến nhiều người muốn ăn đêm. Tuy nhiên, ăn quá no trước khi ngủ làm tăng gánh nặng dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ sau đó do cơ quan nội tạng vẫn phải làm việc trong thời gian nghỉ ngơi.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-4
 Để giảm tác hại của việc thức khuya, chuyên gia khuyên chia cơm tối thành 2 bữa. Bữa đầu tiên nên ăn vào khoảng 6 giờ tối, bởi thức ăn cần ít nhất 4 tiếng để kịp tiêu hóa hết.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-5
Nếu đói vào đêm muộn, hãy ăn một chút đồ chay. Điều này không chỉ giúp bạn lấp đầy bụng đói mà còn giảm gánh nặng cho dạ dày.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-6
Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên vai. Nếu phải thức khuya, bạn nên tắm nước ấm nhiệt độ 38-40 độ C trước khi ngủ khoảng 10 phút. Việc tắm nước ấm thời điểm này mang lại hiệu quả thúc đẩy lưu thông máu, giúp thư giãn cơ khớp. Tắm nước ấm cũng giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau thời gian làm việc căng thẳng.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-7
 Nếu không có thời gian để tắm, bạn có thể tận dụng chiếc khăn ấm để lau quanh vai và cổ để nhận được cảm giác thư giãn sau ngày dài lao động.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-8
 Giấc ngủ trưa ngắn. Thức khuya khiến bạn có cảm giác muốn được ngủ bù và thời gian thích hợp nhất là buổi trưa. Tuyệt đối không ngủ bù vào buổi sáng bởi nó làm ngược đồng hồ sinh học.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-9
 Ngủ bù vào buổi trưa sẽ giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn buồn ngủ, xua tan mệt mỏi mà vẫn đảm bảo thói quen sinh hoạt bình thường.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-10
 Tránh sử dụng mắt quá mức. Thức khuya khiến mắt phải làm việc quá tải, dẫn đến mỏi, đau, khô mắt... Chính vì vậy, bạn nên để mắt có cơ hội nghỉ ngơi từ 10-15 phút rồi tiếp tục làm việc.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-11
 Ngoài ra, chế độ ăn giàu vitamin A như táo, chuối, thịt gà, cà chua, bí đỏ, cà rốt, dầu gan cá... sẽ mang lại tác dụng bảo vệ giác mạc, chống khô mắt, tăng cường thị lực rất tốt.

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-12
Việc uống đủ nước cũng rất quan trọng với người thường xuyên thức khuya. Nguyên nhân bởi thức muộn kéo dài khiến cơ thể dễ bị mất nước.  

Nghe chuyen gia chi cach giam tac hai cua thuc khuya-Hinh-13
 Đặc biệt, nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng do dậy quá muộn không kịp thời gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày phải ăn đủ 3 bữa để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là bữa sáng. Nguyên nhân bởi cơ thể phải chịu nhiều áp lực sau một đêm dài lao động. Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi và không đủ năng lượng cho ngày mới. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.



Định Tâm (Theo DDN, Th)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN