Nam thiếu niên bị gút khi uống nước trái cây sai cách

Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Chiết Giang (Trung Quốc) vừa tiếp nhận bệnh nhân gút chỉ 16 tuổi. Điều đáng bàn, thiếu niên này chưa từng uống rượu bia, không thích hải sản.
Được biết, bệnh nhân Tiểu Lợi 16 tuổi, hiện đang học trung học. Cậu không thích hải sản, cũng không uống rượu bia.
Tiểu Lợi rất thích nước ngọt song người thân không cho uống nhiều do lo ngại loại nước này chứa chất phụ gia. Thay vào đó, gia đình cho cậu uống nước ép trái cây. Nghĩ nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nên gia đình không hạn chế Tiểu Lợi uống. Mỗi ngày cậu uống vài ly, thay nước lọc khi khát.
Nam thieu nien bi gut khi uong nuoc trai cay sai cach
 Gút khiến bàn chân bệnh nhân sưng đỏ, nóng rát không thể ngủ được. Ảnh minh họa. 
Thời gian gần đây, Tiểu Lợi thường đau ở ngón cái bàn chân trái, sưng đỏ, nóng rát khiến cậu không thể ngủ được. Thấy con mệt mỏi, gia đình đưa cậu đi khám. Tại bệnh viện, Tiểu Lợi được chẩn đoán mắc bệnh gút, hàm lượng axit uric lên tới hơn 600μmol/L, cao hơn nhiều so với 149~416μmol/L ở người khỏe mạnh.
Nghe bác sĩ thông báo, cả nhà không tin vào tai mình. Họ cảm thấy bất ngờ vì Tiểu Lợi mới 16 tuổi, không thích hải sản, không uống rượu bia, làm sao có thể mắc bệnh? Tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ nhận định thói quen uống nước trái cây có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Nam thieu nien bi gut khi uong nuoc trai cay sai cach-Hinh-2
 Uống nước trái cây không đúng cách khiến cơ thể hấp thụ lượng lớn đường. Ảnh minh họa. 
Chuyên gia giải thích, trái cây vốn có hàm lượng đường cao. Đặc biệt khi ép lấy nước, lượng lớn cellulose trong quả sẽ bị loại bỏ dưới dạng bã, lượng đường trong chúng sẽ được giải phóng hoàn toàn. Nếu cho thêm các chất phụ gia, lượng đường trong nước ép trái cây sẽ cao gấp nhiều lần so với ăn trực tiếp. Trường hợp của Tiểu Lợi, anh còn uống vài ly nước ép trái cây mỗi ngày. 
Đáng lưu ý, đường fructose ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit uric trong máu. Quá trình chuyển hóa fructose trong cơ thể cần có sự tham gia của purine. Lượng fructose được chuyển hóa càng nhiều thì lượng purine được tạo ra trong cơ thể càng cao. Sản phẩm của quá trình chuyển hóa purine là axit uric.
Mặt khác, lượng đường fructose quá cao, quá trình bài tiết axit uric của thận cũng sẽ bị ức chế. Hai nguyên nhân này kết hợp sẽ dẫn đến tăng axit uric trong máu, nguyên nhân gây bệnh gút.
Thực tế, lượng đường trong khẩu phần ăn của người dân có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê, một người Trung Quốc có thể ăn gần 50g đường mỗi ngày. So với các món nêm đường trực tiếp như sườn xào chua ngọt, cá kho, những loại đồ uống như nước ép trái cây, (430ml chứa 45g đường), trà sữa (500ml chứa 50g đường), nước ngọt (lon 330ml chứa 35g đường)... chứa lượng đường cực lớn.
Để đảm bảo sức khỏe, Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc (2016) khuyến nghị lượng đường bổ sung mỗi ngày không nên vượt quá 50g, tốt nhất dưới 25g.
Để phòng ngừa bệnh gút, "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh gút của Trung Quốc năm 2016" khuyến nghị hạn chế uống rượu, ăn ít thực phẩm giàu purin, giảm tiêu thụ lượng đường fructose và tăng lượng rau xanh.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Bệnh gút ở Việt Nam rất nặng, ít gặp ở các nước phát triển

Nguồn video: THVL

Định Tâm (Theo ABLW)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN