Mắt bị tổn thương vì kính áp tròng

Tại bệnh viện, bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện kính áp tròng của cô gái trẻ chỉ còn một nửa. Hóa ra kính áp tròng vỡ, khiến mắt cô gái tổn thương nặng.
Kính áp tròng ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ do trọng lượng nhẹ và hình thức đẹp. Tuy nhiên, trong khi kính áp tròng mang lại vẻ đẹp cho chúng ta, chúng cũng có thể gây hại cho mắt do đeo không đúng cách, từ khó chịu và viêm nhiễm cho đến loét giác mạc nghiêm trọng và mù lòa.
Cô Tiểu Trần, 25 tuổi ở Trung Quốc, là nhân viên lễ tân của một công ty, bị cận thị khá nặng ở cả hai mắt. Theo lời giới thiệu của bạn bè cũng vì yêu cái đẹp nên cô Tiểu Trần đeo kính áp tròng từ khi học đại học.
Mat bi ton thuong vi kinh ap trong
 Đau mắt mãi không khỏi, đi khám phát hiện chuyện rợn người.
Tuần trước, Tiểu Trần cảm thấy khó chịu ở mắt sau khi rửa và đeo kính áp tròng vào buổi sáng, vì vậy cô đã dụi mắt để giảm bớt khó chịu nhưng mắt phải của cô vẫn sưng và đau nên Tiểu Trần đã tháo kính áp tròng ra.
Nào ngờ, khi lấy kính áp tròng ra, chiếc kính chỉ còn một nửa. Vì đang vội đi làm nên Tiểu Trần đã cố chịu đau song cơn đau ở mắt phải ngày càng dữ dội, mỗi lần chớp mắt, Tiểu Trần lại cảm thấy như bị kim châm, đau đến mức không thể mở mắt. Lúc này, cô mới vội vàng xin nghỉ phép và đến bệnh viện mắt ở Vũ Hán để được giúp đỡ.
Bác sĩ Từ Mạn - Trưởng khoa Bề mặt Mắt và Bệnh giác mạc của bệnh viện kiểm tra cẩn thận và cho biết, mắt phải của Tiểu Trần bị xung huyết kết mạc, có thể nhìn thấy các mảnh vỡ của kính áp tròng trong túi kết mạc mí mắt trên và các vết xước biểu mô tuyến tính phía trên trung tâm của giác mạc.
Sau khi lấy các mảnh vỡ kính áp tròng ra khỏi mắt Tiểu Trần, bác sĩ Từ kiên nhẫn cung cấp cho cô gái trẻ những kiến thức liên quan về kính áp tròng và các biện pháp phòng ngừa khi đeo kính. Bác sĩ cũng kê đơn thuốc nhỏ mắt cho Tiểu Trần để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Qua chuyện này, bác sĩ Từ nhắc nhở, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vỡ kính áp tròng: Thứ nhất, bệnh nhân chịu tác động ngoại lực như bị vật thể đập vào, dụi mắt. Thứ hai, chất lượng của kính áp tròng không đạt tiêu chuẩn, vỡ do đã quá hạn sử dụng.
Nhiều người không biết rằng kính áp tròng, van tim nhân tạo, khớp nhân tạo và ống đỡ động mạch thuộc loại thiết bị y tế thứ ba (cấy vào cơ thể), cần được đeo và chăm sóc theo quy định nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, tại các phòng khám ngoại trú hàng ngày bác sĩ vẫn thường tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh do đeo kính áp tròng không thường xuyên.
Một số người, như Tiểu Trần, cảm thấy khó chịu vì những mảnh kính áp tròng còn sót lại trong mắt. Một số bệnh nhân đeo kính áp tròng trong một thời gian dài hoặc thậm chí ngủ vào ban đêm mà không tháo ra, dẫn đến thiếu oxy ở giác mạc, đỏ và khó chịu lặp đi lặp lại và viêm giác mạc.
Nhắc nhở mọi người, trước khi mua kính áp tròng, hãy đến bệnh viện để tham khảo đường kính và đường cong gốc của kính phù hợp và xem có phù hợp hay không. Sau khi đeo kính áp tròng, bạn nên đến khoa mắt của bệnh viện để khám định kỳ nhằm đánh giá sức khỏe của mắt, nếu có vấn đề gì thì kịp thời ngừng đeo kính áp tròng.
Nếu phát hiện các triệu chứng khó chịu như mắt đỏ, ngứa, đau,… bạn cũng nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, không được lơ là. Nếu nghi ngờ kính áp tròng bị hỏng, hoặc tình trạng khó chịu ở mắt đặc biệt nghiêm trọng, không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt mà nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT) 

Kiều Dụ (Theo CNT)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN