Đi tầm soát ung thư ngay nếu ho sốt kéo dài, sụt cân

Bác sĩ nhắc nhở, khi sốt, ho lâu ngày không khỏi, hay đổ mồ hôi, sụt cân dù ăn nhiều, bạn nên đi tầm soát ung thư ngay.
Ung thư hạch không Hodgkin là gì?
Ung thư hạch không Hodgkin là một loại của ung thư hệ bạch huyết, chỉ sự biến đổi tế bào lympho trong cơ thể con người thành khối u ác tính, vị trí phát triển không bị hạn chế và có thể từ một hạch bạch huyết lan ra toàn bộ cơ thể, thường được gọi là ung thư hạch.
Ung thư hạch có thể được chia thành ung thư hạch không Hodgkin (NHL) và ung thư hạch Hodgkin. Thông thường, tỷ lệ mắc ung thư hạch không Hodgkin cao hơn nhiều so với ung thư hạch Hodgkin, trong số đó, hai loại sau là phổ biến nhất:
- U Lympho Tế Bào B Lớn Khuếch Tán (DLBCL)
- U lympho tế bào T ngoại vi, không được chỉ định khác; PTCL-NOS
Nguyên nhân gây ung thư hạch không Hodgkin
Cộng đồng y tế hiện tại tin rằng các nguyên nhân có thể gây ra ung thư hạch không Hodgkin là:
- Hệ thống miễn dịch không đủ: Những người đã được cấy ghép nội tạng và dùng các chế phẩm miễn dịch hoặc mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hoặc nhiễm HIV, có nhiều khả năng phát triển ung thư hạch không Hodgkin.
- Nhiễm vi khuẩn, vi rút: Vi rút ảnh hưởng đến tế bào lympho và tiếp tục biến đổi thành ung thư hạch; vi rút có thể gây nhiễm trùng, chẳng hạn như vi rút tế bào lympho T ở người loại 1 HTLV-I, vi rút viêm gan C hoặc vi rút Epstein-Barr).
- Môi trường: Tiếp xúc lâu dài với các tác nhân hóa học như thuốc trừ sâu hoặc thuốc nhuộm tóc có nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin cao hơn.
Các triệu chứng của ung thư hạch không Hodgkin
Ung thư hạch không Hodgkin sẽ có 6 triệu chứng chính tùy thuộc vào vị trí xâm lấn:
- Hạch tại chỗ hoặc toàn thân: Các vị trí nổi hạch phổ biến như cổ, háng, bẹn.
- Hệ thống gan và lá lách: Nếu gan và lá lách to ra sẽ gây đau bụng.
- Hệ thống đường ruột: Nổi hạch trong hệ thống đường ruột có thể gây ra các vấn đề như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày.
- Hệ hô hấp: Các triệu chứng chính là ho hoặc khó thở.
- Hệ thống tủy xương: Nếu tủy xương bị xâm phạm, chức năng tạo máu sẽ suy giảm và gây thiếu máu, giảm tiểu cầu sẽ gây xuất huyết bất thường.
- Hệ thần kinh: Các tế bào ung thư xâm lấn vào ống sống gây đau nhức, dị cảm, thậm chí là tâm thần bất thường.
Ngoài các triệu chứng rõ ràng trên, người bệnh còn có thể gặp các vấn đề như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân hoặc mệt mỏi. Bác sĩ nhắc nhở, khi sốt, ho lâu ngày không khỏi, hay đổ mồ hôi, sụt cân dù ăn nhiều, nên đi tầm soát ung thư ngay.

Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN