Đến bệnh viện nếu bạn nổi gân xanh ở 3 bộ phận này

Nếu xuất hiện gân xanh ở 3 bộ phận sau, hoặc thậm chí là nổi gân xanh một cách bất thường, ngoằn ngoèo và biến màu thì phải hết sức lưu ý, đi khám càng sớm càng tốt.
Nổi gân xanh được xem là một hiện tượng bình thường, nhiều người gặp phải, đa số đều cho rằng người càng gầy thì càng dễ nổi gân xanh. Thế nhưng trên thực tế, gân xanh cũng có thể là một dấu hiệu bệnh lý. Hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá bí ẩn đằng sau những mạch gân xanh.
Thực chất, gân xanh không phải là gân mà là những đường mạch máu tĩnh mạch nổi rõ dưới da của cơ thể người. Chức năng của mạch máu tĩnh mạch là đưa máu trở về tim, máu tĩnh mạch có màu xanh tím trên bề mặt cơ thể nên được gọi là "gân xanh".
Y học hiện đại cho rằng việc nổi gân xanh không phải là một trạng thái bệnh lý, mà là biểu hiện của chức năng của mạch máu. Tuy nhiên, việc xuất hiện gân xanh ở 3 bộ phận sau, hoặc thậm chí là nổi gân xanh một cách bất thường, ngoằn ngoèo và biến màu thì phải hết sức lưu ý!
Den benh vien neu ban noi gan xanh o 3 bo phan nay
 Ảnh minh họa.
1. Nổi gân xanh ngoằn ngoèo như giun đất ở chân
Những người ngồi hoặc đứng lâu sẽ làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch bị giãn nở, phình ra, từ đó xuất hiện những đường gân xanh giống giun đất. Đôi khi nó còn kèm theo sưng và đau, hiện tượng này còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.
2. Nổi gân xanh dày và thẳng ở bụng
Khi bị bệnh xơ gan hoặc có khối u ác tính chèn ép vào cơ quan nội tạng này, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, điều này khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên và xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.
Nói chung, người ta hiếm khi nổi gân xanh ở bụng. Vì vậy, ngay khi thấy bụng nổi gân xanh, bạn nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và xét nghiệm máu định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm và làm thêm một số các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gốc rễ nhằm điều trị nhanh chóng và phù hợp.
3. Nổi gân xanh dày, lồi lõm không đều ở cổ
Khi trên cổ có những đường gân xanh dày và lồi lõm không đều, bạn phải đề phòng với chứng "sưng tĩnh mạch hình thoi". Có thể do chức năng của tâm nhĩ phải bị suy giảm khiến máu trong tĩnh mạch không thể lưu thông đủ trở lại nên bị dồn ứ lên cổ.
Đừng coi thường những hiện tượng này, khi chúng trở nên nghiêm trọng có thể là tiền đề của bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim. Vì vậy, khi xảy ra hiện tượng này, ngoài việc chú ý nghỉ ngơi, trấn tĩnh tâm trạng, bạn phải đến các bệnh viện lớn, thực hiện các xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm máu, điện tâm đồ, CT, siêu âm tim càng sớm càng tốt.
Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN