Ăn cá sai cách coi chừng rước bệnh ung thư

Chuyên gia khuyên nên ăn cá bởi chúng ít béo, giàu đạm, riboflavin và khoáng chất. Đáng lưu ý, cách chế biến ảnh hưởng lớn đến lợi ích sức khỏe mà cá mang lại.
An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu
Cá chứa lượng dinh dưỡng ấn tượng, giàu đạm, khoáng chất song lại rất ít chất béo – chỉ bằng ½ thịt lợn. Đặc biệt, các loài cá như cá thu, cá hồi, cá trích, cá thu đao, cá mòi, cá sủ vàng, cá rô, cá chình, cá trắm đen, cá trắm bạc... chứa nhiều axit béo omega – 3. Axit béo này có khả năng thúc đẩy sự phát triển và duy trì chức năng của tế bào thần kinh, bảo vệ tim mạch, giảm lipid máu, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh Alzheimer. (Ảnh minh họa)

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-2
Về số lượng, hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày tại Trung Quốc khuyên người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn 40-75g thủy sản mỗi ngày. Nếu không tiện chế biến ăn theo ngày, bạn có thể ăn 2-3 lần/tuần (mỗi lần khoảng 300-400g).  

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-3
Số lượng này là thịt cá nguyên chất, không bao gồm xương và các bộ phận không ăn được phải bỏ đi. Trường hợp không thích ăn cá, bạn có thể thay thế bằng các loại thủy sản khác như tôm, sò. 

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-4
 Khi chọn cá, bạn nên chú ý độ tươi ngon của chúng. Cá không còn sống, dù chưa bốc mùi cũng tuyệt đối không mua bởi thịt cá giàu dinh dưỡng, sẽ nhanh chóng biến chất, phân hủy sau khi chết. Thậm chí, cá vừa mới chết cũng không nên ăn. Nhiều người cho rằng, cá như vậy vẫn còn tươi và có thể sử dụng. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cá bị biến chất, ăn nhiều lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-5
 Ngoài ra, chị em cần quan tâm đến kích cỡ của cá. Nên chọn cá vừa đủ tuổi trưởng thành, kích cỡ trung bình. Cá có kích thước lớn nhìn hấp dẫn song có thể chứa nhiều hormone tăng trưởng. Những loại cá ăn thịt lớn cũng cần thận trọng bởi chúng thường ở vị trí cao trong chuỗi thức ăn. Ăn tạp khiến chúng tích tụ nhiều độc tố, chất ô nhiễm trong cơ thể.

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-6
 Bên cạnh kích cỡ, bạn nên chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp, tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá ngừ mắt to, cá ngói (Vịnh Mexico), cá kiếm, cá marlin, cá mập và cá đỏ New Zealand.

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-7
Cá rất tốt cho cơ thể song cách chế biến cá có thể ảnh hưởng bất lợi đến người dùng. Cụ thể, không nên nướng, rán cá quá cháy. Sách "Hỏi - Đáp Dinh dưỡng & vệ sinh an toàn thực phẩm" mà Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đăng tải cho thấy, nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600°C, mỡ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) – chất có thể gây ung thư. 

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-8
Nếu nướng trong lò nhiệt độ 80-100°C, chất creatin (hoặc creatinin) trong thịt cá sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan thì biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại tràng.  

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-9
 Ngoài ra, cá muối kiểu Trung Quốc cũng không nên ăn. Chúng được xếp vào nhóm chất gây ung thư.  Cá muối cần được ướp với nồng độ muối cao trong thời gian dài. Quá trình sẽ tạo ra lượng lớn dimethyl nitrit, một số được chuyển hóa thành dimethyl nitrosamine có khả năng gây ung thư.

An ca sai cach coi chung ruoc benh ung thu-Hinh-10
Trong các cách chế biến, hấp được đánh giá là cách ăn cá bổ nhất. Nguyên nhân bởi cá hấp vừa thơm ngon, vừa có thể giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng trong cá và tránh ăn quá nhiều chất béo. 

Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec

Định Tâm (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN