VietinBank sẽ dành hơn 9.500 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu

VietinBank sẽ dành 3.844 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt năm 2020 và bằng cổ phiếu trị giá 5.675 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) vừa thông qua phương án trích quỹ và chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt.
Theo đó, VietinBank ghi nhận hơn 13.255 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế riêng lẻ năm 2020, đã trích quỹ dự trữ bổ sung gần 663 tỷ, trích quỹ dự phòng tài chính 1.325 tỷ đồng, quỹ khen thưởng phúc lợi 1.748 tỷ đồng.
Như vậy, VietinBank còn lại lợi nhuận sau trích quỹ là 9.519 tỷ đồng, ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8% là 3.844 tỷ đồng và còn lại 5.675 tỷ đồng.
Lợi nhuận còn lại sau trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt này sẽ được trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo quy định.  
VietinBank se danh hon 9.500 ty dong tra co tuc bang tien mat va co phieu
 Phương án trích quỹ và trả cổ tức của VietinBank
Trước đó hồi tháng 6/2021, VietinBank đã phát hành gần 1,1 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ của năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ theo quy định và chia cổ tức tiền mặt của năm 2019, với tỷ lệ cổ tức chi trả là 29,0695%.
Sau phát hành, vốn điều lệ của VietinBank tăng từ hơn 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng 2021, trong khi nguồn thu chính tăng trưởng 24% thì hầu hết các nguồn thu ngoài lãi lại đi lùi so với cùng kỳ. Ngân hàng dành ra hơn 14,004 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 22%), do đó báo lãi trước thuế tăng 34%, đạt 13,911 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ cũng tăng 34%, đạt gần 11,172 tỷ đồng. 
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản VietinBank tăng 8% so với đầu năm, lên gần 1.45 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% lên hơn 1.08 triệu tỷ đồng.
Về nguồn vốn, cho vay khách hàng tăng 8% so với đầu năm lên hơn 1.07 triệu tỷ đồng.
Điểm trừ lớn nhất của VietinBank là chất lượng nợ vay tại thời điểm 30/09/2021 xấu đi so với đầu năm, tổng nợ xấu tăng đến 90%, ghi nhận 18,097 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn dịch chuyển sang 2 nhóm nợ xấu còn lại. Tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ (gấp 7.2 lần), chiếm đến 11,630 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0.94% đầu năm lên 1.67%.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN