VDSC 'phím' cổ phiếu nào để đầu tư trong tháng 5?

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kì vọng VN-Index trong tháng 5 có thể dao động trong khoảng 1.240-1.370 điểm. 
VDSC cho rằng thị trường chứng khoán tháng 5 sẽ tiếp tục tích lũy đi lên. Các yếu tố xúc tác chính bao gồm:
(1) Dòng tiền chảy vào nhóm VN30 đến từ các quỹ Fubon và VN Diamond cùng với dòng tiền tiềm năng từ quỹ liên quan đến Dragon Capital,
(2) Động lực đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước và khả năng gia tăng thêm nguồn cho vay ký quỹ đến từ việc tăng vốn của các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, việc thị trường rơi vào "vùng trũng" thông tin trong tháng 5 là vấn đề cần quan tâm khi KQKD của các cổ phiếu trụ trong VN30 như nhóm Vin và ngân hàng đã được công bố vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.
Ngoài ra, việc hồi phục KQKD mạnh mẽ từ Q1 2021 sẽ là nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng EPS hai chữ số trong năm 2021. Do đó, VDSC kì vọng VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.240-1.370 điểm.
Thời điểm tích cực để tái cơ cấu danh mục
Tiếp nối xung lực tăng của Tháng 3, TTCK Việt Nam đã bứt phá qua ngưỡng cản tâm lý 1.200 ngay đầu Tháng 4 với sự lực đẩy mạnh mẽ từ nhóm vốn hóa lớn sau khi những câu chuyện hỗ trợ dần được công bố (đối với NVL, VIC, MSN, VPB, STB) hay những số liệu về tăng trưởng LN vượt trội (đối với HPG, PNJ).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng - nhóm kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường trong Tháng 4 – cũng đã có một tháng giao dịch sôi động trước thông tin nhiều ngân hàng được thêm vào rổ chỉsố VN Diamond và KQKD Q1-2021 đầy tích cực.
Ngoài ra, việc HoSE triển khai một số giải pháp cải tiến về mặt kỹ thuật đã giảm tải một phần tình trạng nghẽn lệnh kể từ ngày 12/4, và hỗ trợ đáng kể cho thanh khoản toàn thị trường cũng như tâm lý giao dịch của nhà đầu tư.
VDSC 'phim' co phieu nao de dau tu trong thang 5?
 Nguồn: VDSC.
Trong phạm vi 46 doanh nghiệp mà VDSC đang nghiên cứu, 28 doanh nghiệp đã công bố KQKD Q1/2021. Trong khi tổng doanh thu tăng 37% YoY, thì LNST tăng mạnh 93% YoY với sự dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép.
Mặc dù mức độ tăng trưởng là rất mạnh, nhưng phần lớn tương đối phù hợp với kỳ vọng và phản ánh rõ nét mức độ phục hồi của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc mặt bằng giá cổ phiếu được đẩy lên nhanh trong thời gian ngắn cùng với việc những thông tin tích cực dần được hé lộ trong bối cảnh nút thắt thanh khoản được gỡ bỏ đã kích thích hoạt động chốt lời.
Qua đó, đa số cổ phiếu trong nhóm dẫn dắt nói trên đều đã điều chỉnh và tích lũy ở vùng giá thấp hơn, trong khi chỉ có một số ít cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng nhờ các câu chuyện chưa được kể. VN Index, theo đó, dao động trong khoảng kì vọng là 1.200-1.300 điểm.
Khi động thái chốt lời là hiện hữu ở phần lớn các nhóm cổ phiếu trong thời gian gần đây sau khi các thông tin về KQKD Q1-2021 lần lượt được công bố, cũng luồng thông tin được dự báo là hạn chế hơn, VDSC cho rằng NĐT sẽ cần phải lựa chọn cổ phiếu một cách kỹ lưỡng hơn trong Tháng 5 so với giai đoạn trước.
Mặc dù vậy, VDSC nhận thấy các số liệu vĩ mô vẫn đang tiếp nối đà phục hồi so với tháng trước (số liệu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020 không phản ánh nhiều ý nghĩa do T4-2020 thực hiện giãn cách toàn xã hội), củng cố cho sự bền vững của tăng trưởng của nền kinh tế sau Covid-19.
Điều này là yếu tố cốt lõi và nền tảng thuận lợi cho các DN đầu ngành ghi nhận KQKD tích cực trong thời gian tới.
Trong phạm vi các doanh nghiệp mà VDSC nghiên cứu, LN ròng năm 2021 của một số doanh nghiệp vốn hóa lớn dự phóng tăng trưởng khá tích cực, trong đó có thể kể đến các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành BĐS dân dụng (+128% YoY), thép (+104% YoY), ngân hàng (+25% YoY), bán lẻ (+25% YoY), và CNTT (+21% YoY). Qua đó, VDSC tin rằng TTCK có thể chinh phục những mức điểm số cao hơn trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021.
VDSC khuyến nghị nắm giữ gì?
Do đó, VDSC cho rằng Tháng 5 sẽ là khoảng thời gian thích hợp để tái cơ cấu danh mục, và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để tích lũy/nắm giữ những cổ phiếu được dự báo có thể kéo dài đà tăng trưởng LN vượt trội sang các quý tiếp theo của năm 2021 và năm 2022 nếu như có mục tiêu nắm giữ dài hơn.
Theo đó, VDSC khuyến nghị NĐT tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu HPG, PNJ, LHG, MWG, VCB, ACB, TCB và DXG. Ở chiều ngược lại, NĐT có thể cân nhắc hạ tỷ trọng đối với PPC do kỳ vọng về mức chi trả cổ tức đột biến đã được phản ánh sau kỳ ĐHCĐ vừa qua của DN.
Khuyến nghị tương tự cũng được áp dụng đối với cổ phiếu DPM khi số liệu KQKD Q1-2021 không đạt kỳ vọng trong khi triển vọng cho Q2-2021 được dự báo kém khả quan do (1) DPM sẽ dừng sản xuất để bảo dưỡng máy móc trong khoảng một tháng và (2) diễn biến giá bán bất lợi hơn so với giai đoạn trước.
Cuối cùng, VDSC khuyến nghị thêm vào đối với 4 cổ phiếu LTG, GMD, SMC, MSH. 
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN