Thông tư 14: Khoản vay nào được tái cơ cấu?

Với Thông tư 14, các nhà đầu tư sẽ khó đánh giá đúng mức độ của các khoản cho vay được tái cơ cấu theo đề xuất sửa đổi này cho đến cuối năm.
Ngày 07/09/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN (TT14) bổ sung, sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-NHNN (TT03).
Không có sự khác biệt đáng kể nào so với dự thảo TT14 được ban hành cách đây vài tuần.
Nhìn chung, TT14 về cơ bản áp dụng cơ chế tương tự đã được ban hành để hỗ trợ cho các ngân hàng từ làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên (vì TT ban đầu chỉ áp dụng cho các khoản vay giải ngân trước ngày 10/06/2020) và mở rộng các điều kiện để hỗ trợ cho các ngân hàng trong làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 hiện tại (tức là áp dụng cho các khoản vay giải ngân trước ngày 01/8/2021).
TT14 cũng kéo dài thời hạn đối với các khoản vay đáp ứng điều kiện được tái cơ cấu, miễn, giảm lãi, phí từ ngày 31/12/2021 đến ngày 30/06/2022. TT14 có hiệu lực từ ngày 07/09/2021.
Thong tu 14: Khoan vay nao duoc tai co cau?
 
Theo quan điểm của VCSC, các nhà đầu tư sẽ khó đánh giá đúng mức độ của các khoản cho vay được tái cơ cấu theo đề xuất sửa đổi này cho đến cuối năm, nhưng VCSC ước tính rằng không vượt qua mức đỉnh của làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên dựa trên nguyên nhân rằng dư nợ vay của các ngân hàng nhìn chung ổn định hơn so với đầu năm 2020.
Cụ thể, các ngân hàng nói chung sẽ tránh mở rộng tín dụng mới cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương như khách sạn trong 12 tháng qua, điều này sẽ giúp hỗ trợ ở mức độ nào đó do thực tế là một số nhóm người vay nhất định (ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ chịu ảnh hưởng về tài chính sau khi đối phó với các hạn chế liên quan đến COVID-19 gần đây.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN