Thông tư 11: 'Siết' phân loại nợ và trích lập dự phòng của ngân hàng

Thông tư 11 đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng của các ngân hàng.
Gần đây, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.
Theo đó, tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng”, điều này cho phép ngân hàng xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực hơn và sớm hơn.
Hầu hết các ngân hàng dường như đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng.
Thong tu 11: 'Siet' phan loai no va trich lap du phong cua ngan hang
 
Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI Research, Thông tư này đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau. Do đó, SSI Research cho rằng Thông tư này sẽ không dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý rủi ro ngân hàng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Thông tư 11 không áp dụng đối với các ngân hàng được giám sát đặc biệt. SSI Research nhận thấy có một ngoại lệ đối với việc phân loại nợ/tiền gửi được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng cụ thể trong tình trạng giám sát đặc biệt. Những ngoại lệ này cũng có thể áp dụng cho các ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng đang chịu sự giám sát đặc biệt, có khả năng tạo điều kiện để xử lý các ngân hàng “0 đồng”.
Nhìn chung, Thông tư này đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Những thay đổi chi tiết trong Thông tư 11 so với Thông tư 02 và 09 cụ thể như sau:
Thong tu 11: 'Siet' phan loai no va trich lap du phong cua ngan hang-Hinh-2
 
Trong đó, Thông tư 11 quy định chi tiết về một số trường hợp đặc biệt khi định giá tài sản thế chấp (tài sản thế chấp là vốn chủ sở hữu chưa niêm yết với vốn chủ sở hữu âm hoặc vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ...). Ngoài ra, các ngân hàng thuộc danh sách tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải báo cáo NHNN trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính. Trong trường hợp khoản dự phòng lớn hơn chênh lệch thu chi trước dự phòng (PPOP), ngân hàng có thể chọn trích lập ít nhất là tương đương với PPOP.
Thông tư 11 cũng có quy định chung nêu rõ các ngân hàng không phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác và mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
Về cách xử lý khoản nợ đã giải quyết từ tài khoản ngoại bảng, sau khi xóa khỏi tài khoản theo dõi ngoại bảng các khoản nợ đã được xử lý, khoản nợ này phải được theo dõi trong 10 năm tại hệ thống quản lý của ngân hàng.
Nguyên tắc xử lý nợ trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh việc mất mát giá trị tài sản thế chấp, có quy định cụ thể để các ngân hàng áp dụng cho từng trường hợp.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN