Sell in May: Bán chứng khoán vào tháng 5, có nên chăng?

“Sell in May” là câu cửa miệng của không ít nhà đầu tư khi thị trường bước sang tháng 5.
Theo dữ liệu VietstockFinance, có tất cả 26 cổ phiếu niêm yết tại HOSE tăng giá vào tất cả tháng 5 của giai đoạn 2018-2020. Trong khi đó, ở chiều giảm chỉ có 13 cái tên góp mặt.
Tại HNX, tỷ lệ đảo ngược với sự áp đảo của nhóm cổ phiếu giảm điểm. 6 cổ phiếu HNX giảm trong tất cả tháng 5 giai đoạn 2018-2020, so sánh với số lượng 3 cổ phiếu tăng giá trong cùng khoảng thời gian.
Cổ phiếu HOSE tăng giá trong tất cả tháng 5 giai đoạn 2018-2020
Sell in May: Ban chung khoan vao thang 5, co nen chang?
Nguồn: VietstockFinance 
Cổ phiếu HOSE giảm trong tất cả tháng 5 giai đoạn 2018-2020
Sell in May: Ban chung khoan vao thang 5, co nen chang?-Hinh-2
 Nguồn: VietstockFinance
Cổ phiếu HNX tăng/giảm trong mọi tháng 5 giai đoạn 2018-2020
Sell in May: Ban chung khoan vao thang 5, co nen chang?-Hinh-3
 Nguồn: VietstockFinance
Cứ đến đầu tháng 5 thì cụm từ quen thuộc lại được nghe thấy trong các cuộc trao đổi của giới đầu tư: “Sell in May”.
Tuy nhiên, về mặt dữ liệu quá khứ trong vòng 15 năm gần nhất, diễn biến vào tháng 5 của VN-Index không hề thể hiện sự tiêu cực rõ nét đủ để làm một dấu hiệu rủi ro đối với những giao dịch ở chiều mua, dù là trong ngắn hạn (tháng 5) hay trung hạn (tháng 5-12).
Thành tích VN-Index trong tháng 5 giai đoạn 2006-2020
Sell in May: Ban chung khoan vao thang 5, co nen chang?-Hinh-4
Nguồn: VietstockFinance 
Thành tích VN-Index từ tháng 5-12 giai đoạn 2006-2020
Sell in May: Ban chung khoan vao thang 5, co nen chang?-Hinh-5
 Nguồn: VietstockFinance
Tháng 5/2021, thị trường chứng khoán khởi đầu theo cách khó có thể ngoạn mục hơn. VN-Index sụp sâu ngay đầu phiên sáng 04/05, sau khi tin tức về sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 khuấy lên nỗi lo của giới đầu tư trong những ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên, lực mua xuất hiện và đến kết phiên chiều thì VN-Index đã khép lại một ngày giao dịch tăng điểm.
Nhà đầu tư có lẽ đã chấp nhận một thực tế rằng họ còn phải chung sống với đại dịch đến khi nào tất cả người dân được tiêm vaccine hoặc các quốc gia đạt miễn dịch cộng đồng. Hơn nữa, các đợt sụt giá cổ phiếu vào những lần đại dịch bùng phát trước đây cũng đều tạo ra những cơ hội mua hấp dẫn.
Sự bình tâm trở lại trên thị trường chứng khoán ngày 04/05 cũng phần nào thể hiện lòng tin của giới đầu tư đối với khả năng của Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Ở một góc nhìn khác, khó nhà đầu tư nào muốn bỏ lỡ cơ hội rót vốn vào những doanh nghiệp tốt nhất của nền kinh tế sau những gì diễn ra suốt một năm qua. Trong khoảng thời gian đại dịch tác động nặng nề đến tình hình làm ăn và khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thực tế chưa một công ty niêm yết nào phải đi đến bước đường phá sản vì Covid-19 và thậm chí hàng trăm đơn vị đã báo lãi kỷ lục trong năm 2020.
Các doanh nghiệp lớn và có vị thế trong ngành công nghiệp mà họ tham gia chứng tỏ được lợi thế cạnh tranh và sức chống chịu giữa môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Theo đó, thị trường chứng khoán đã phản ánh lại bức tranh này thông qua các mức tăng giá cổ phiếu ấn tượng, và đương nhiên song song với đó cũng nhờ việc thu hút được dòng tiền từ những nhà đầu tư cá nhân tìm cơ hội kiếm lời giữa bối cảnh lãi suất hạ thấp và các cơ hội sản xuất kinh doanh khan hiếm.
Đợt bùng phát dịch lần này (tháng 5/2021) trùng khớp với thời điểm mà các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh của quý đầu năm. Với nhiều đơn vị báo cáo các mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như các ngân hàng, công ty chứng khoán, hãng sản xuất thép,… mức định giá P/E hiện hữu của cổ phiếu đã trở nên thấp hơn và qua đó có thể sẽ hấp dẫn hơn trong con mắt của giới đầu tư.

Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN