Ngân hàng Eximbank thay đổi như thế nào từ khi CEO Trần Tấn Lộc điều hành?

Mặc dù vừa mới nắm quyền điều hành ngân hàng Eximbank từ tháng 9/2021, song Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc cũng đã cho thấy những khác biệt của nhà băng này.
Từ ngày 8/9, ông Trần Tấn Lộc tiếp tục được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) trong thời gian 3 năm.
Ông Lộc được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Eximbank hồi tháng 9/2021 sau hơn hai năm chiếc "ghế nóng" này bị bỏ trống. 
Vị CEO này sinh năm 1969, là Tiến sĩ Kinh tế, trước khi được bổ nhiệm vị trí người đứng đầu trong ban điều hành Eximbank, ông đã giữ các vị trí như phó phòng, trưởng phòng, trợ lý tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thường trực, quyền tổng giám đốc, phó tổng giám đốc tại nhà băng này.
Hồi tháng 2/2022, vị trí Chủ tịch của Eximbank cũng được nhiều người quan tâm sau nhiều lần không thể tổ chức ĐHĐCĐ do tranh chấp giữa các nhóm cổ đông. Tuy nhiên cuối cùng Eximbank cũng tổ chức được ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần 2 và chốt được thành viên HĐQT cũng như bầu ra được Chủ tịch thay thế.
Theo đó, bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025), kể từ ngày 17/22, thay cho ông Yasuhiro Saitoh bị miễn nhiệm.
Ngan hang Eximbank thay doi nhu the nao tu khi CEO Tran Tan Loc dieu hanh?
Ông Trần Tấn Lộc 
Mặc dù vừa mới nằm quyền điều hành Eximbank từ tháng 9/2021, song vị Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc cũng đã cho thấy những khác biệt của nhà băng này.
Nhìn lại năm 2021, dù kết quả kinh doanh của Eximbank suy giảm 10% về mức 965 tỷ đồng lãi ròng, nhưng nợ xấu của ngân hàng này có phần cải thiện khi giảm đến 11% so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ 2.52% xuống còn 1.96%. Tỷ lệ này còn giảm về mức 1,88% tại thời điểm 30/6/2022.
Còn về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.903 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ và đạt 76% kế hoạch năm.
Tính đến hết 30/6/2022, tổng tài sản của Eximbank ghi nhận 174.582 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng đạt 141.494,7 tỷ đồng tăng 3% so với đầu kỳ.
Trong khi đó, năm 2022, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 179.000 tỷ đồng, tăng gần 8%. Dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 127.149 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 1,7%. Huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư mục tiêu đạt 147.600 tỷ đồng, tăng 7,4%.
Tương tự đối với cổ phiếu EIB, tính trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu nhà băng này đã tăng hơn 20% lên mức 30.650 đồng/cp chốt phiên 8/9. Tuy nhiên khối lượng giao dịch bình quân không cao khi chỉ hơn 500 ngàn đơn vị mỗi phiên.
Dù vậy, trong 6 tháng qua, CTCP Âu Lạc cũng đã bán gần 4 triệu cổ phiếu EIB, giảm sở hữu từ hơn 4,3 triệu cổ phiếu xuống vọn vẹn 319.700 cổ phiếu.
CTCP Âu Lạc cũng chính là một "mắt xích" trong "cuộc chiến" quyền lực tại Eximbank thời gian trước. Chủ tịch HĐQT của CTCP Âu Lạc là bà Ngô Thu Thuý (sinh năm 1967), là doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực xăng dầu ở TPHCM.
Bà Thúy từng là cố vấn HĐQT Eximbank, ngoài ra hai người có gốc Âu Lạc là ông Lê Minh Quốc (cựu Phó Chủ tịch HĐQT) giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank từ cuối năm 2015 đến tháng 5/2019, và ông Ngô Thanh Tùng (cựu Thành viên HĐQT).
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN