Mỗi tuần một doanh nghiệp: Nắm giữ TCB với giá mục tiêu 55.000 đồng/cổ phiếu

Tính đến ngày 31/3, tổng nợ xấu Techcombank giảm đến 12% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1.135 tỷ đồng. 
Techcombank kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 19.800 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm trước. Dư nợ tín dụng lên kế hoạch tăng 12% lên 356.199 tỷ đồng, hoặc cao hơn.
Định hướng đến năm 2025, ngân hàng đưa ra một số mục tiêu như nâng tỷ lệ CASA lên 50% (cuối năm 2020 là 46%), tỷ trọng thu nhập từ phí chiếm 30%.
TCB hướng tới mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 23-25% mỗi năm.
Trong quý 1/2021, lãi trước và sau thuế tăng 77% và 79% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận hơn 5.518 tỷ đồng và hơn 4.476 tỷ đồng. Techcombank đã thực hiện được 28% chỉ sau quý đầu năm.
Moi tuan mot doanh nghiep: Nam giu TCB voi gia muc tieu 55.000 dong/co phieu
 
Tỷ lệ CASA đạt 44,2% vào thời điểm 31/3/2021, giảm nhẹ so với mức kỷ lục 46,1% vào cuối năm 2020 do tính chất thời vụ và mức tiền gửi có kỳ hạn tăng 7,3% từ đầu năm. ⇒ Tiếp tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA).
Tổng tài sản tăng nhẹ 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 462.823 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 7% (296.290 tỷ đồng), trong khi tiền gửi khách hàng tăng 4% (287.445 tỷ đồng).
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng nợ xấu Techcombank giảm đến 12% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1.135 tỷ đồng. Trong đó, giảm mạnh nhất là nợ có khả năng mất vốn, giảm đến 35%. Kết quả kéo tỷ lện nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 0,47% xuống còn 0,38%.
Khuyến nghị vùng mua cho TCB với vùng mua 40.000-40.500 đồng/cp, giá mục tiêu ở mức 55.000 đồng/cp, cắt lỗ 39.000 đồng/cp.
Mới đây, JP Morgan công bố báo cáo với nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang là sự lựa chọn sáng giá khi sở hữu "combo" tốc độ tăng trưởng tích cực và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao tại Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, việc tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và sự phục hồi của các nền kinh tế khu vực trong 12 tháng qua cho thấy khả năng tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận trong những năm tới.
Đáng chú ý, JP Morgan đưa ra khuyến nghị nên "tăng tỷ trọng" đối với cổ phiếu của Techcombank, ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, với cái nhìn lạc quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng này.
Mức giá mục tiêu mà JP Morgan đưa ra là 55.000 đồng/cổ phiếu TCB (2,4 USD/cổ phiếu) tính tới tháng 12/2021, được tính toán dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức 2 giai đoạn.
Đà tăng giá cổ phiếu TCB được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. JP Morgan cho rằng, Techcombank đang là ngân hàng sinh lời tốt nhất tại Việt Nam xét theo chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), dù ngân hàng này chỉ chiếm 3,x% thị phần huy động.
Chương trình miễn phí giao dịch và hoàn tiền 1,0% đối với thẻ ghi nợ đã giúp Techcombank cải thiện đáng kể tiền gửi thanh toán (CASA) và tỷ lệ tiền gửi đã tăng từ 22,x% năm 2017 lên 46% vào cuối năm 2020. Chuyên gia phân tích của JP Morgan dự báo Techcombank sẽ tăng CASA lên mức 50% vào năm 2023, dẫn tới biên lãi ròng (NIM) tiếp tục được gia tăng.
Cần nhấn mạnh, Techombank đang có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao nhất trong số các ngân hàng, ở mức 16,1%, và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (0,5%). Với nền tảng này, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Techcombank có thể lên mức 20% trong giai đoạn 2020 - 2030.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản mới ở mức 63% khiến Techcombank còn nhiều dư địa để Ngân hàng Nhà nước tin tưởng giao chỉ tiêu tín dụng cao. Thêm vào đó, hệ số an toàn cao, tỷ lệ nợ xấu thấp khiến chuyên JP Morgan lạc quan cho rằng Techcombank có thể được cấp tăng trưởng tín dụng quanh ngưỡng 20%/năm trong 3 năm tới.
Cũng theo JP Morgan, Techcombank có thể duy trì mức vốn chủ sở hữu ổn định, khiến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được ước tính sẽ tăng trưởng bền vững liên tục trong thời gian tới.
Theo JP Morgan, cổ phiếu TCB có khả năng tăng giá cao nhất, tăng 42% (tiếp theo là ACB tăng 29%). Các chiến lược gia cũng nâng mức giá theo dõi năm 2020.
Moi tuan mot doanh nghiep: Nam giu TCB voi gia muc tieu 55.000 dong/co phieu-Hinh-2
 
Hiện tại, Techcombank thuộc số ít ngân hàng trong khu vực có thể sinh lời từ cả 2 phía của bảng cân đối kế toán, cũng như có thu nhập từ phí ấn tượng (kể cả sau khi đã tính tất cả các chi phí phân bổ). Điều này tạo tin tưởng giúp cho các nhà phân tích cũng như giới đầu tư có khả năng dự báo rõ nét hơn về triển vọng lợi nhuận của ngân hàng.
Techcombank là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam có khả năng đặc biệt duy trì mức tăng trưởng cao, trong môi trường tín dụng toàn ngành cũng như của từng ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều tiết, do có khả năng linh hoạt giữa tín dụng nợ và tín dụng trái phiếu.
Techcombank đã là đơn vị tiên phong và vẫn nắm thị phần lớn nhất trong việc tư vấn, phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây. Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản mới ở mức 63% khiến Techcombank còn nhiều dư địa để Ngân hàng Nhà nước tin tưởng giao chỉ tiêu tín dụng cao.
Thêm vào đó, hệ số an toàn cao, tỷ lệ nợ xấu thấp khiến chuyên JP Morgan lạc quan cho rằng Techcombank có thể được cấp tăng trưởng tín dụng quanh ngưỡng 20%/năm trong 3 năm tới.
Cũng theo JP Morgan, Techcombank có thể duy trì mức vốn chủ sở hữu ổn định, khiến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được ước tính sẽ tăng trưởng bền vững liên tục trong thời gian tới.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN