Kienlongbank thoát lỗ nhờ hoàn nhập dự phòng quý 4, nợ xấu vọt lên 5,42%

Mặc dù lỗ thuần hoạt động kinh doanh gần 72 tỷ đồng nhưng nhờ được hoàn nhập dự phòng gần 86 tỷ đồng nên Kienlongbank thoát lỗ ngoạn mục trong quý 4/2020.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 với thu nhập lãi thuần gần 162 tỷ đồng, tăng 40% so cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ đạt gần 32 tỷ đồng, tăng 26%. Lãi từ chứng khoán đầu tư cũng tăng mạnh 97% khi đạt 39 tỷ đồng. Hoạt động khác tăng mạnh 149% lên 16,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong quý ghi nhận gần 324 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Do đó, Kienlongbank bị lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 72 tỷ đồng.
Nhờ được hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gần 86 tỷ đồng nên Kienlongbank đạt lợi nhuận sau thuế gần 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ 120 tỷ đồng.
Kienlongbank được hoàn nhập dự phòng trong quý 4 có khả năng là nhờ đã bán được một phần trong tổng 176.4 triệu cp Sacombank để thu hồi nợ.
Kienlongbank thoat lo nho hoan nhap du phong quy 4, no xau vot len 5,42%
 
Lũy kế cả năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 156 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước. Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng 2.4 tỷ đồng, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế hơn 158 tỷ đồng và hơn 126 tỷ đồng, tăng 84% và 87% so năm trước.
So với kế hoạch 750 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2020, Kienlongbank chỉ mới thực hiện được 21% chỉ tiêu.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Ngân hàng tăng 12% so với đầu năm, lên mức gần 57,282 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% lên 34,716 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tăng đến 28% lên gần 42,018 tỷ đồng. Tiền gửi của các TCTD khác giảm 20% (9,075 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá giảm 25% (900 tỷ đồng).
Nợ xấu của Kienlongbank đột biến gấp 5.5 lần đầu năm lên 1,883 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn gấp 7.5 lần khi chiếm gần 1,782 tỷ đồng.
Trong số dư nợ có khả năng mất vốn này đã bao gồm gần 1,529 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nhóm 5 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,02% đầu kỳ lên tới 5.42%.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN