Hoà Phát (HPG): Cổ phiếu quốc dân bây giờ chỉ bằng... 3 ly trà đá, 'vua thép' mất gần 60.000 tỷ

Vốn hóa của Tập đoàn Hoà Phát (mã cổ phiếu HPG) mất gần 168.000 tỷ đồng, xấp xỉ 7 tỷ USD trong vòng 1 năm qua, hiện còn 87.200 tỷ đồng.
Giữa làn sóng bán tháo ngày 1/11, giá cổ phiếu HPG giảm hơn 4% xuống 15.000 đồng/cp, mức thấp nhất trong 2 năm qua, tương đương giá trị 3 ly trà đá.
Đáng chú ý hơn, thanh khoản của HPG lập kỷ lục mới với hơn 81 triệu đơn vị được sang tay. Trong đó, khối ngoại cũng góp phần lớn vào đà bán tháo này khi bán ròng hơn 35 triệu cổ phiếu HPG.
Đây là phiên thứ 3 liên tiếp cổ phiếu này giảm điểm, thậm chí phiên 31/10 còn giảm sàn 6,85%.
Nhìn lại diễn biến 1 năm trước, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10/2021, cổ phiếu ngành thép là một trong những nhóm tăng trưởng tích cực và hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Hoa Phat (HPG): Co phieu quoc dan bay gio chi bang... 3 ly tra da, 'vua thep' mat gan 60.000 ty
 Chặng đường lao dốc của cổ phiếu quốc dân HPG.
Với cổ phiếu HPG, việc tỷ trọng xuất khẩu ngày càng lớn giúp tập đoàn duy trì được đà tăng trưởng mặc dù bất lợi trong đợt dịch vừa qua.
Trong quý 3 năm 2021, nhu cầu thép từ các thị trường xuất khẩu được kì vọng tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã đưa ra thông báo về việc cắt giảm sản lượng thép của trong nửa cuối năm, những điều này được Agriseco Research đánh giá sẽ mở ra triển vọng vô cùng tươi sáng cho HPG. Cũng trong quý này, cổ phiếu HPG tăng nhanh chóng và chạm mức đỉnh lịch sử ở vùng 43.874 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh).
Nhưng tính từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu HPG ghi nhận mức giảm 55% từ 35.120 đồng (giá sau chia tách) song nếu tính từ mức đỉnh lịch sử phiên 28/10/2021, cổ phiếu này đã mất tới 28.250 đồng/cổ phiếu - tương ứng giảm gần 65% giá trị.
Vốn hóa theo đó mất gần 168.000 tỷ đồng, xấp xỉ 7 tỷ USD trong vòng 1 năm, hiện còn 87.200 tỷ đồng. Con số này khiến Hòa Phát ngày càng xa rời nhóm vốn hóa lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Gia đình vua thép Trần Đình Long mất gần 59.000 tỷ đồng
Diễn biến tiêu cực xảy đến khi Hòa Phát vừa ghi nhận khoản lỗ gần 1,8 ngàn tỷ đồng trong quý 3/2022. Trong 15 năm qua, đây chỉ mới là quý lỗ thứ hai của “vua thép”.
Theo Hòa Phát, nguyên nhân dẫn tới thua lỗ đến từ nhu cầu yếu ở cả trong và ngoài nước, giá than (nguyên vật liệu) gấp 3 lần so với bình thường, tín dụng bị thắt chặt, trong khi tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.
Hoa Phat (HPG): Co phieu quoc dan bay gio chi bang... 3 ly tra da, 'vua thep' mat gan 60.000 ty-Hinh-2
 Gia đình tỷ phú Trần Đình Long mất gần 59.000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô, tương đương cùng kỳ 2021. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, HRC và phôi thép đạt 5,7 triệu tấn, tăng 3% so với 9 tháng 2021.
Thép xây dựng ghi nhận 3,4 triệu tấn sau 9 tháng, tăng 24%, trong đó thị trường xuất khẩu đóng góp hơn 1 triệu tấn, tương đương cả năm 2021.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Hòa Phát, ông Long đã cảnh báo về tìn hình “thê thảm” của doanh nghiệp khi mà ngành thép “đang không thuận lợi”.
Theo ông Long, ngành thép gặp khó khăn vào cuối năm vì nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga-Ukraine. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero-Covid" khiến cho nhu cầu thép giảm tại thị trường này giảm.
Cùng với sự lao dốc của cổ phiếu HPG, tài của Chủ tịch Trần Đình Long cũng bốc hơi đáng kể.
Với việc đang nắm tổng cộng hơn 2 tỷ cổ phiếu HPG (tỷ lệ 35%), tài sản tính theo vốn hóa cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long, vợ ông Long (bà Vũ Thị Hiền) và con trai ông Long (Trần Vũ Minh) đã mất tới gần 58.800 tỷ sau 1 năm.
Theo Forbes, tính tới 1/11, tổng tài sản của tỷ phú Trần Đình Long còn 1,2 tỷ USD và đứng thứ 2.182 thế giới. So với đầu năm, lượng tài sản của vị Chủ tịch này đã giảm 1,8 tỷ USD, thứ bậc xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới cũng tụt 1.231 bậc so với đầu năm.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN