Cổ phiếu Masan 'lau sàn' sau tin thâu tóm Vinmart và VinEco

Sau thông tin sáp nhập với công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, cổ phiếu MSN của Masan giảm sốc và kết phiên ở giá sàn.
 

Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) và Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco.

Trên thị trường chứng khoản, phản ứng của nhà đầu tư với 2 mã MSN và VIC lại không mấy tích cực. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 3/12, cổ phiếu MSN của Masan giảm sàn về mức 64.200 đồng/cổ phiếu (tương đương giảm 6,96%).

Với đà giảm này cổ phiếu MSN có tác động tiêu cực thứ hai đến chỉ số VN-Index chỉ sau VCB của Vietcombank, kéo giảm hơn 1,5 điểm.

Trong khi đó, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup (công ty mẹ của Công ty VinCommerce và Công ty VinEco) kết phiên đứng giá tại mốc mở cửa là 115.000 đồng/cp.

Trái lại, sau thông tin nhận sáp nhập Vinmart và Vinmart+ từ Vingroup, cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) tăng vọt 3,5%. Kết phiên 3/12, giá cổ phiếu MCH lên mức 77.000 đồng/cp, tăng 2.500 đồng/cp so với cuối phiên 2/12.

Hiện, vốn hóa của Masan Consumer đạt hơn 54.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.700 tỷ đồng so với phiên 2/12.

Co phieu Masan 'lau san' sau tin thau tom Vinmart va VinEco
 Cổ phiếu Masan bất ngời lau sàn sau tin thâu tóm Vinmart và VinEco.

Theo thỏa thuận mới đây, VinCommerce, VinEco và Masan Consumer sẽ sáp nhập để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ.

Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Tỷ lệ sở hữu của Vingroup trong công ty mới không còn đa số nên phía Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động. 

Sau khi tiếp quản, Masan Consumer giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách với nhà cung cấp, khách hàng.

Đại diện Vingroup cho biết, thỏa thuận này nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam. 

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN