Chứng khoán Tiên Phong (ORS) lên kế hoạch tăng vốn khủng, lãi lớn 2022

Năm 2022, ORS lên kế hoạch tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận nhảy vọt 85% lên 500 tỷ đồng.
Ngày 11/3, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (HoSE: ORS) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để bàn về kế hoạch năm 2022 với doanh thu 1.981 tỷ đồng, tăng gần 46% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế lên tới 500 tỷ đồng, tăng vọt gần 85% so năm 2021. 
Chung khoan Tien Phong (ORS) len ke hoach tang von khung, lai lon 2022
 Kế hoạch năm 2022 của TPS
Trong năm nay, TPS sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng nhằm tăng cường các tỷ lệ an toàn về vốn, đồng thời bổ sung nguồn vốn ổn định cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn của công ty.
Theo đó, dự kiến số lượng cổ phiếu phát hành thêm là 300 triệu cổ phiếu, trong đó chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu dự kiến 200 triệu cổ phiếu giá dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/cp theo tỷ lệ 1:1; đồng thời chào bán cổ phiếu riêng lẻ dự kiến 100 triệu cổ phiếu giá dự kiến từ 15.000 - 17.500 đồng/cp
Ngoài ra, TPS cũng dự kiến phát hành thêm 3.000 tỷ đồng trái phiếu giá phát hành theo mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu TPS bổ sung nguồn vốn cho các nhu cầu phát triển kinh doanh.
Hiện ORS có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, trong đó TPBank là cổ đông lớn duy nhất nắm giữ 9,01% vốn, còn lại là các cá nhân sở hữu. 
Trước đó, năm 2021, TPBank đã mua thêm hơn 9 triệu cổ phiếu ORS thông qua việc Chứng khoán Tiên Phong phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Sau khi mua thêm, tỷ lệ nắm giữ của TPBank tại ORS vẫn đảm bảo ở mức 9,01%.
Chung khoan Tien Phong (ORS) len ke hoach tang von khung, lai lon 2022-Hinh-2
 
Trong năm nay, TPS cho biết sẽ đa dạng hóa doanh thu, ngoài doanh thu chính đến từ nghiệp vụ tư vấn phát hành trái phiếu, công ty sẽ đẩy mạnh các mảng khác như: đầu tư chứng khoán niêm yết, môi giới, chào bán chứng quyền có bảo đảm, kinh doanh chứng khoán phái sinh và các hoạt động đầu tư khác. Trong đó, môi giới cổ phiếu sẽ trở thành mảng hoạt động chính của TPS, bên cạnh hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu.
Theo nhận định của TPS, với đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm qua, triển vọng của thị trường khi ngành chứng khoán đang được hưởng lợi từ nhiều yếu tố.
Thứ nhất là môi trường lãi suất thấp do chính sách nới lỏng tiền tệ để phục hồi kinh tế sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Thứ hai là Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan quản lý xây dựng các chính sách, giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030.
Thứ ba là việc cơ cấu, tổ chức lại các Sở Giao dịch Chứng khoán để thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch đáp ứng mục tiêu đưa TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn chủ yếu.
Do đó, TPS kỳ vọng TTCK sẽ tiếp tục đạt những kỷ lục mới, bùng nổ về thanh khoản và điểm số trong năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TPS đang giao dịch quanh mức 26.600 đồng/cp trong phiên chiều ngày 21/2, ghi nhận mức tăng gần 11% trong vòng 3 tháng qua. Khối lượng giao dịch bình quân hơn 2,3 triệu đơn vị mỗi phiên. 
 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN