Chứng khoán ngày 6/10: DXG, VPB, ANV được khuyến nghị

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 6/10.

Ngưỡng hỗ trợ của DXG nằm tại 10.500 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): DXG đang ở trong trạng thái tiếp tục tăng giá sau khi đã có giai đoạn giảm khá sâu vào tháng 7 về khu vực hỗ trợ 8.500-9.000 đồng/cp.

Phiên 5/10, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu tăng ấn tượng 6,31%. Các chỉ báo xu hướng hiện đều ủng hộ cho trạng thái tích cực của DXG.

Mặt khác, chỉ báo RSI đang tăng dần và chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DXG nằm tại xung quanh giá 10.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 12.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mệnh giá 10.000 đồng/cp bị xuyên thủng.     

Khuyến nghị nắm giưc VPB với giá 24.851 đồng/cp

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) ghi nhận lãi trước thuế đạt 6.584 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng 51,6% so với cùng kỳ. Đóng góp chính vào tăng trưởng của VPB là ngân hàng mẹ với 4.190 tỷ đồng lãi trước thuế (tăng 88,3% so với cùng kỳ nếu loại trừ cổ tức của FE-Credit).

Tín dụng ngân hàng mẹ VPB tăng trưởng 13,3% trong nửa đầu năm 2020. Với việc chấp nhận mức độ rủi ro cao và nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, VCBS kỳ vọng VPB có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra, thương vụ bán vốn cổ phần FE-Credit vẫn có khả năng tiếp tục trong tương lai. Nếu thành công, VPB sẽ thu được một nguồn vốn lớn cho ngân hàng mẹ và giảm rủi ro tổng thể cho ngân hàng hợp nhất.

Chung khoan ngay 6/10: DXG, VPB, ANV duoc khuyen nghi
 Chọn cổ phiếu nào ngày 5/10?

Theo VCBS, VPB có mô hình hoạt động hiệu quả và năng động. Nhờ đó, ngân hàng thu được thành quả tốt trong giai đoạn kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng.

Tuy nhiên chiến lược kinh doanh tập trung vào phân khúc khách hàng rủi ro khiến cho ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng cao trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện tại và lợi nhuận của VPB dự báo suy giảm trong 2021.

Qua đó, VCBS khuyến nghị nắm giữ VPB với giá mục tiêu 24.851 đồng/cp.

Khuyến nghị mua ANV với gia 22.200 đồng/cp

CTCK Phú Hưng (PHS): Lũy kế 6 tháng đầu năm, CTCP Nam Việt (ANV) ghi nhận doanh thu giảm 14,2% so với cùng kỳ, xuống còn 1.695 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu xuất khẩu giảm 38,6% còn 963 tỷ đồng. 

ANV mở rộng thị trường nội địa, phần nào giảm áp lực từ bài toán xuất khẩu khó khăn. Kết thúc nửa đầu năm, ANV ghi nhận doanh thu bán cá tra nội địa tăng mạnh 80,6% so với cùng kỳ, đạt 732 tỷ đồng, chiếm 43,2% tổng doanh thu.

PHS dự phóng năm 2020, ANV sẽ mang về 2.868 tỷ đồng doanh thu (giảm 36%), hoàn thành 96% kế hoạch đặt ra và lãi sau thuế 249 tỷ đồng (giảm 64,6% so với năm trước).

Cho đến tháng 8 thì xuất khẩu cá tra sang các nước vẫn chưa hồi phục. PHS dự phóng doanh thu xuất khẩu của ANV trong năm 2020 đạt mức 1.701 tỷ đồng (giảm 52% so với năm 2019) và doanh thu nội địa đạt mức 1.165 tỷ đồng (tăng 20%).

Theo PHS, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến ANV trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, PHS cho rằng ANV có thể nhanh chóng phục hồi sau đại dịch với các động lực tăng trưởng đến từ vùng nuôi Bình Phú gia tăng tính hiệu quả của chuỗi giá trị khép kín, nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và kiểm soát chi phí.

Chuỗi giá trị khép kín sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp ANV cải thiện chất lượng cá tra nguyên liệu, tự chủ 100% nguồn cá tra nguyên liệu, kiểm soát chi phí giá vốn.

Do giá trị xuất khẩu sang EU của ANV chiếm 10% tổng doanh thu, ANV được kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định EVFTA khi thuế xuất khẩu cá tra sang EU giảm từ 9% còn 0% sau 3 năm.

Ngoài ra, đối tác chiến lược Shanghai Feinglei International Trading giúp ANV đưa sản phẩm cá tra cao cấp tiêu thụ tại Trung Quốc theo hợp đồng đại lý kéo dài 10 năm tính từ năm 2018, góp phần ổn định đầu ra cho ANV.

Qua đó, PHS khuyến nghị mua ANV với giá mục tiêu 22.200 đồng/cp.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN