Chứng khoán ngày 29/3: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 29/3.

Khuyến nghị mua VPB với giá 26.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 27/3/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản.

Theo công bố thông tin của ngân hàng, khoản đầu tư sẽ mang lại cho VPB 35,9 nghìn tỷ đồng với ước tính giá bán trung bình vào khoảng 30.160 đồng/CP (tương ứng P/B hiện tại là 2,1 lần) so với giả định là 30.000 đồng/CP.

Thoả thuận này đã chính thức đưa SMBC trở thành NĐT chiến lược của VPB, SMBC sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng cách chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích luỹ được trong nhiều năm qua ở thị trường châu Á. Ngoài ra, thỏa thuận NĐT chiến lược này sẽ mang lại cơ hội để VPB khai thác cơ sở khách hàng của SMBC.

VCSC lưu ý rằng Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC - một công ty con của SMBC - đã mua lại 49% vốn điều lệ tại công ty con mảng Tài chính tiêu dùng của VPB là Công ty Tài chính VPBank SMBC (FE Credit) vào năm 2021.

Ngoài ra, vào ngày 01/05/2022, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, VPB và SMBC đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác kinh doanh nhằm cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.

Trong hơn một năm qua, VPB đã huy động được khoảng hơn 1,2 tỷ USD vốn huy động từ nước ngoài - phần lớn trong số này có sự tham gia của SMBC - mà VCSC tin rằng thể hiện mối quan hệ đối tác bền vững giữa 2 bên.

VPB có tỷ lệ CAR cao thứ hai ở mức 14,9% và có vốn điều lệ cao nhất trong số các ngân hàng TMCP tư nhân trong danh mục theo dõi tính đến năm 2022. VCSC tin rằng VPB đang hướng tới tỷ lệ CAR cao nhất trong danh mục theo dõi thông qua sự hiện diện của cổ đông chiến lược nước ngoài mới.

Quan hệ hợp tác này sẽ không chỉ mang lại nguồn vốn cấp 1 mới mà còn mở rộng các cơ hội tăng trưởng chiến lược và hỗ trợ VPB tối ưu hóa chi phí huy động trong bối cảnh lãi suất cao hiện nay.

VCSC hiện khuyến nghị MUA đối với VPB với giá mục tiêu là 26.000 đồng/cổ phiếu.

Chung khoan ngay 29/3: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 29/3? 

Khuyến nghị mua GDT với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC đã tham dự ĐHCĐ thường niên 2023 của CTCP Gỗ Đức Thành (GDT) tại TP. HCM vào ngày 25/03. Duy trì khuyến nghị MUA đối với GDT mặc dù đã điều chỉnh giảm 8% giá mục tiêu.

VCSC điều chỉnh giảm 10% tổng LNST giai đoạn 2023-2025 do mảng kinh doanh sản phẩm nhỏ đang phục hồi chậm hơn dự kiến nhưng sẽ được bù đắp một phần nhờ mảng đồ nội thất mới tăng mạnh hơn dự kiến.

Đơn hàng của khách hàng GDT đang phục hồi do tình trạng khách hàng giảm hàng tồn kho đã giảm dần. Đơn hàng chưa thực hiện hiện tại đủ cho sản xuất tối đa công suất đến tháng 5/2023, chậm hơn thông thường mọi năm.

VCSC dự báo LNST năm 2023 sẽ tăng 20% YoY – phù hợp với kế hoạch của GDT - nhờ giảm hàng tồn kho và đóng góp của nhà máy nội thất mới.

Giá mục tiêu tương ứng với P/E 2023/2024 của GDT là 9,2/7,8 lần so với mức trung bình 8 lần của các công ty cùng ngành trong 3 năm qua. Ngoài ra, VCSC dự kiến lợi suất cổ tức tiền mặt là 12%.

Rủi ro với quan điểm tích cực của chúng tôi: Nhu cầu thấp hơn dự kiến từ các nền kinh tế phát triển; giá nhân công tăng; giá gỗ cao su tăng do thu hẹp diện tích trồng cao su ở Việt Nam; các yêu cầu ESG khắt khe hơn từ các thị trường xuất khẩu chính.

Khuyến nghị mua LHG với giá mục tiêu 36.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với LHG và tăng giá mục tiêu thêm 9% lên 36.000 đồng/cổ phiếu.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu đến từ việc giảm chiết khấu NAV từ 40% còn 30% do VCSC kỳ vọng tình trạng hạn chế giao dịch của LHG sẽ được dỡ bỏ vào quý 2/2023. Tuy nhiên, điều này bị ảnh hưởng một phần bởi định giá thấp hơn đối với mảng KCN và nhà xưởng xây sẵn (RBF) vì hiện tại VCSC cho rằng tiến độ bán hàng sẽ chậm hơn.

Theo giả định doanh thu thấp hơn do hoạt động sản xuất dự kiến gặp khó khăn, VCSC đã giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 29%.

VCSC cũng giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2024-2026 thêm 23% do cho rằng doanh thu của LHG sẽ chững lại bởi sự chuyển hướng đối tượng thuê sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ cơ cấu khách thuê logistic chủ yếu là quốc tế hiện nay, bởi vì (1) diện tích đất đủ lớn phục vụ cho các tập đoàn thuê ngày càng giảm và (2) doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng mang lại nhiều việc làm và thu nhập thuế cho tỉnh Long An so với các công ty logistic đa quốc gia.

Đối với năm 2023, VCSC dự báo doanh thu đạt 570 tỷ đồng (-9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 230 tỷ đồng (+13% YoY), được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp phục hồi sau một năm lợi nhuận thấp bất thường do ghi nhận khoản chi phí gia tăng một lần cho các khu đất đã bán từ trước.

Kỳ vọng giá bán trung bình và doanh thu lần lượt đạt 246 USD/m2 (+11% YoY) và 5 ha (-29% YoY). Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 cao hơn 81% so với kế hoạch của LHG là 127 tỷ đồng (+12% so với kế hoạch năm 2022). Kế hoạch của LHG có xu hướng thận trọng khi công ty ghi nhận KQKD cao hơn trung bình 55% so với kế hoạch trong giai đoạn 2018-2022.

VCSC cho rằng LHG là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu cao về đất KCN tại tỉnh Long An và TP.HCM. Ngoài quỹ đất sạch giá trị ở những vị trí đắc địa, tin rằng LHG có vị thế thuận lợi để nắm bắt nhu cầu về đất KCN khi KCN Hiệp Phước lân cận gặp trở ngại pháp lý.

Rủi ro: Tỷ lệ hấp thụ và giá bán trung bình của đất KCN thấp hơn kỳ vọng; các khoản phải trả liên quan đến giải phóng mặt bằng cao hơn dự kiến.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN