Chứng khoán ngày 25/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/8.

Khuyến nghị khả quan TLG với giá mục tiêu 60.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị của TLG từ MUA thành KHẢ QUAN mặc dù đã tăng giá mục tiêu 19% lên 60.000 đồng/cổ phiếu do giá cổ phiếu TLG đã tăng 33% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn là do tác động tích cực của việc 1) tổng LNST dự báo giai đoạn 2022-2026 tăng 8% do chúng tôi đánh giá khả quan hơn về triển vọng biên LN gộp, 2) vốn XDCB giả định thấp hơn cho Dự án mở rộng Thiên Long - Long Thành, và 3) số dư tiền mặt cao hơn vào cuối quý 2/2022. Tác động tích cực của các yếu tố này được bù đắp một phần khi chúng tôi tăng giả định WACC do tăng giả định lãi suất phi rủi ro từ 5,5% lên 6,0%.

TLG đạt LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 tích cực là 300 tỷ đồng (+71% YoY) do doanh thu phục hồi từ mức co sở thấp trong năm 2021 do dịch COVID-19 trong khi biên lợi nhuận tăng.

Do đó, VCSC nâng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2022 thêm 18% lên 390 tỷ đồng (+41% YoY) khi chúng tôi tăng dự báo doanh thu thêm 3% và nâng dự báo biên lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) lên 14,5% so với 12,7% trước đây.

KQKD 6 tháng đầu năm 2022 mạnh mẽ hỗ trợ giá cổ phiếu của TLG tăng 33% trong 3 tháng qua do thị trường kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ trong doanh số bán hàng từ mức cơ sở thấp và giá nhựa đầu vào giảm.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng định giá của TLG vẫn hấp dẫn với P/E dự phóng 2022/2023 là 12,3/11,0 lần so với mức P/E trung bình trung vị 12 tháng là 11,4 lần của các công ty cùng ngành với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 24% theo dự báo trong giai đoạn 2021-2024.

Rủi ro: Biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến do chi phí nhựa cao.

Chung khoan ngay 25/8: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 24/8?

Khuyến nghị trung lập cho FRT

CTCK SSI (SSI): Trong quý 2, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 6.200 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và 47 tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ).

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đã chậm lại hơn so với quý 1 (mức tăng 448% so với cùng kỳ), do doanh thu thuốc và doanh thu máy tính xách tay bình thường trở lại sau khi đạt mức cao bất thường trong quý 4/2021 và quý 1/2022.

Lũy kế, doanh thu và lợi nhuận ròng trong 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 14.000 tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ) và 216 tỷ đồng (tăng 253% so với cùng kỳ), hoàn thành 52% và 37% kế hoạch cả năm của công ty.

Do quá trình bình thường hóa tiếp tục diễn ra trong 6 tháng cuối năm, Công ty Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận 6 tháng cuối năm sẽ giảm 12% so với cùng kỳ, do mức nền so sánh cao. Vì thế, lợi nhuận ròng năm 2022 ước tính đạt 549 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ).

Sang năm 2023, lợi nhuận sau thuế ước tính tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận từ FPT Shop và hệ thống nhà thuốc Long Châu lần lượt tăng 10% và 43% so với cùng kỳ (lợi nhuận trước thuế tăng từ 112 tỷ đồng năm 2022 lên 160 tỷ đồng năm 2023).

Về dài hạn, tăng trưởng lợi nhuận của FRT sẽ được thúc đẩy bởi chuỗi nhà thuốc Long Châu, trong khi tăng trưởng lợi nhuận của FPT Shop có thể duy trì ở mức khoảng 10%. SSI kỳ vọng chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ tiếp tục giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ.

FRT đặt mục tiêu sẽ có 3.000 nhà thuốc Long Châu trong 5 năm tới, từ đó hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa. Giá mục tiêu của SSI cho FRT là 91.500 đồng/cổ phiếu, dựa trên các chỉ tiêu tài chính năm 2023. Với tiềm năng tăng giá là 3,4% so với giá hiện tại, SSI đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu FRT.

Khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Vincom Retail (VRE) với giá mục tiêu là 40.000 đồng/CP.

VCSC giữ nguyên giá mục tiêu chủ yếu nhờ số dư tiền mặt ròng cao hơn tính đến cuối quý 2/2022 bù đắp cho giảm dự phóng tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm thương mại (TTTM) VCP và VC+ và giả định lãi suất phi rủi ro tăng 0,5 điểm %.

Mảng cho thuê bán lẻ của VRE tiếp tục phục hồi so với quý trước (QoQ) trong quý 2/2022, tái khẳng định quan điểm đối với dự báo cho năm 2022.

VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+84% YoY) do kỳ vọng các gói hỗ trợ khách thuê sẽ giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước và sự phục hồi kinh doanh của các khách thuê sẽ hỗ trợ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2022.

VRE đã khai trương VMM Smart City trong tháng 4/2022 và 2 TTTM VCP trong tháng 6/2022 với tỷ lệ lấp đầy khoảng 98%-99%. VCSC kỳ vọng VRE sẽ tăng diện tích sàn cho thuê mới (GFA) thêm tổng cộng 1,28 triệu m2 trong giai đoạn 2023-2026, nâng tổng diện tích GFA cho thuê lên mức 3,03 triệu m2 vào cuối năm 2026 (so với mức 3,17 triệu m2 trong dự báo trước đây của chúng tôi) từ 1,75 triệu m2 hiện tại.

VRE hiện có định giá hấp dẫn với P/E 2022/2023 lần lượt là 27,1/20,0 lần so với mức trung vị P/E năm 2022 của một số công ty cùng ngành trong khu vực là 32,2 lần, và dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 là 29% theo dự báo cho VRE hỗ trợ bởi kỳ vọng đóng góp lợi nhuận từ các TTTM mới và biên lợi nhuận được cải thiện.

Rủi ro: Tiến độ mở TTTM mới chậm hơn dự kiến.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN