Chứng khoán ngày 22/9: Đây là các cổ phiếu đáng chú ý

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch ngày 22/9.

Khuyến nghị mua HDG với giá mục tiêu 68.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 20/09, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất lộ trình nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội. Hà Nội đã cho phép nối lại tất cả các hoạt động thi công tại thành phố từ ngày 21/9 với các điều kiện cụ thể để bảo đảm an toàn.

HDG cho biết đã chuẩn bị kỹ lưỡng (bao gồm cả việc cung cấp chỗ ở tại chỗ cho công nhân), do đó công ty sẽ có thể tiếp tục thi công dự án bất động sản Charm Villas.

VCSC cho rằng đây là một diễn biến tích cực đối với HDG khi thông tin này giúp giảm đáng kể rủi ro trì hoãn trong việc bàn giao một phần của dự án Charm Villas (dự báo dự án này sẽ chiếm 50% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của HDG) và kế hoạch mở bán trước cho giai đoạn thứ ba và thứ tư của dự án (sẽ hỗ trợ lợi nhuận năm 2022).

VCSC hiện có khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 68.000 đồng/CP cho HDG, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 25%, bao gồm lợi suất cổ tức là 2%.

Chung khoan ngay 22/9: Day la cac co phieu dang chu y
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 22/9?

Mở vị thế mua MIG quanh ngưỡng 25.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): MIG vừa hình thành phiên bứt phá tại ngưỡng 25.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá này trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn do năm ở vùng quá mua.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 25.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 29.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 23.75.

Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 23.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): NT2 phát hành bản tin NĐT tháng 9 bao gồm LNTT đạt 294 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2021, tương ứng LNTT quý 3/2021 đạt ít nhất 146 tỷ đồng so với mức 148 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.

LNTT 8 tháng đầu năm 2021 của NT2 hoàn thành 80% dự báo cả năm hiện tại. Ngoài ra, NT2 dự kiến sẽ ghi nhận một phần trị giá 400 tỷ đồng của khoản bồi thường từ Công ty Mua bán điện EVN (EPTC) cho các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đã ghi nhận trước đây đối với nợ bằng USD/EUR trong giai đoạn 2016-2020.

KQKD này tương ứng khả năng điều chỉnh tăng đáng kể dự báo LNTT năm 2021 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Ngoài ra, KQKD này còn cho thấy tiềm năng tăng đối với dự báo LNST năm 2021 của POW do POW có 60% cổ phần tại NT2.

Theo NT2, dù sản lượng điện thương phẩm thấp trong tháng 7 và tháng 8 (-48% YoY) chủ yếu do dịch COVID-19, cạnh tranh từ năng lượng tái tạo và giá khí đốt cao, việc ngừng hoạt động các máy phát điện của công ty (trong đó tiết kiệm chi phí khí bù đắp cho cố định chi phí) và chiến lược đấu thầu linh hoạt theo từng giờ trong ngày đã giúp công ty ghi nhận lợi nhuận cao, cùng với sản lượng điện hợp đồng đã chốt (+25% YoY) mà EVN vẫn thanh toán dù không huy động.

Theo EVNGENCO3 (PGV), giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) hàng tháng vẫn ổn định ở mức 999 đồng/kWh vào tháng 8/2021 (+48% YoY) dù nhu cầu chung giảm. Giá CGM trung bình của Việt Nam đạt 1.052 đồng/kWh trong 8 tháng đầu năm 2021 (+5% YoY) và cao hơn dự báo về giá CGM trung bình năm 2021 là 956 đồng/kWh.

VCSC cho rằng KQKD khả quan này cũng mang lại lợi ích cho NT2. Khuyến nghị MUA cho NT2 với giá mục tiêu 23.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 19,2%.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN