Chứng khoán ngày 22/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 22/8.

Khuyến nghị khả quan AST với giá mục tiêu 68.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu cho CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) thêm 5,2% lên 68.600 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do dự báo tổng LNST cao hơn 16% trong giai đoạn 2022-2024F. Ngoài ra, VCSC tăng định giá cho công ty liên kết VINACS do AST sở hữu 27% cổ phần do chúng tôi kỳ vọng doanh thu sẽ phục hồi mạnh hơn nhờ hoạt động hàng không quốc tế phục hồi trong năm 2023.

Hai yếu tố tích cực này bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng giả định WACC của chúng tôi do giả định lãi suất phi rủi ro được điều chỉnh tăng 50 điểm cơ bản.

Trong năm 2022, VCSC dự báo doanh thu của AST sẽ tăng 260% lên 555 tỷ đồng do giả định doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng sẽ phục hồi đạt khoảng 40% của năm 2019 so với hệ số phục hồi thấp chỉ đạt 1 chữ số vào năm 2021. Trong khi đó, VCSC dự báo AST sẽ đạt được lợi nhuận 10 tỷ đồng - thấp hơn 21% so với dự báo trước đó - chủ yếu là do biên LN từ HĐKD giảm 30 điểm cơ bản khi khả năng sinh lời của công ty thấp hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm 2022.

VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cao hơn 20%/6% cho AST vào các năm 2023/2024 tương ứng, điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi giả định rằng doanh số từ các cửa hàng (SSS) của AST sẽ tăng trưởng nhanh hơn 4%/1% so với các dự báo tương ứng.

Chung khoan ngay 22/8: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 

Các dự báo dựa trên giả định rằng các nguồn khách từ Đông Á chủ chốt của Việt Nam sẽ tăng tốc mở cửa trở lại vào quý 4/2022, do đó sẽ kích hoạt một giai đoạn tăng trưởng mới của lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, VCSC tăng giả định về số lượng cửa hàng của AST lên 10 và 7 cửa hàng so với các dự báo tương ứng trước đây của chúng tôi cho các năm 2023 và 2024.

Rủi ro: Việc nới lỏng các hạn chế đi lại chậm hơn dự kiến ở các nguồn khách chính của Việt Nam.

Khuyến nghị khả quan TDM với giá mục tiêu 47.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giảm giá mục tiêu cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) 8% còn 16.600 đồng/CP nhưng giữ nguyên khuyến nghị KHẢ QUAN.

VCSC cho rằng POW là một cổ phiếu hấp dẫn hưởng lợi tăng trưởng tiêu thụ điện cao và xu hướng chuyển đổi cơ cấu sang LNG của Việt Nam với các nhà máy điện LNG Nhơn Trạch 3 & 4 trong tương lai. Giảm giá mục tiêu vì giảm dự báo LNST giai đoạn 2022-2031 khoảng 2% và tăng dự báo chi phí vốn thêm 50 điểm cơ bản.

VCSC giảm dự báo LNST giai đoạn 2022-2031 do tiếp tục giảm dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-2023 đối với nhà máy Vũng Áng và Cà Mau do tác động của rủi ro khan hiếm than và giá khí cao hơn nhiều so với dự kiến trước đây.

Giảm dự báo LNST báo cáo năm 2022 thêm 26% khi dự báo lợi nhuận thấp hơn cho nhà máy Vũng Áng và Cà Mau lấn áp dự báo lợi nhuận cao hơn cho Nhơn Trạch 1 và NT2 (xem thêm Báo cáo cập nhật NT2, Dự phóng KQKD 2022 tích cực bất chấp cạnh tranh từ thủy điện, ngày 26/07/2022). VCSC kỳ vọng LNST sau lợi ích CĐTS của POW sẽ đi ngang YoY trong năm 2022 với sản lượng điện thương phẩm phục hồi nhẹ 5% so với mức cơ sở thấp của năm 2021 dù có khoản lợi nhuận bất thường trị giá 584 tỷ đồng.

VCSC có quan điểm lạc quan đối với triển vọng năm 2023 của POW với dự báo LNST tăng trưởng 38%, nhờ tiêu thụ điện quốc gia cao hơn, nguồn cung điện quốc gia có khả năng thắt chặt hơn vào năm 2023, Vũng Áng phục hồi hoàn toàn từ quý 2/2023, giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) vẫn cao và ít cạnh tranh hơn từ thủy điện.

POW có định giá hấp dẫn với EV/EBITDA năm 2022 dự phóng là 7,3 lần so với mức trung vị trung bình 4 năm là 10,1 lần của một số công ty cùng ngành.

Yếu tố hỗ trợ: Khoản bồi thường bảo hiểm cao hơn dự kiến (ước tính khoảng 300 tỷ đồng) cho sự cố kỹ thuật tại nhà máy Vũng Áng. Rủi ro: Chi phí bảo trì cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 45.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với VPB nhưng giảm giá mục tiêu (TP) 8,4% xuống 45.000 đồng / cổ phiếu do (1) LNST dự kiến 2022-2026F giảm 0,6%, (2) điều chỉnh giảm trong P/B mục tiêu từ 1,95 lần xuống 1,85 lần và (3) tăng chi phí vốn từ 12,5% lên 13,0%.

VCSC giảm dự báo lợi nhuận năm 2022F (trước lợi ích CĐTS) 3,9% xuống 21,0 nghìn tỷ đồng (896 triệu USD; + 83% YoY) so với dự báo trước đó do (1) dự báo NII giảm 4,3% do điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tín dụng hợp nhất từ 23,9% xuống 17,5%, bên cạnh (2) OPEX tăng 5,7%, cao hơn (3) giảm 9,3% trong dự báo chi phí dự phòng.

Dự phóng việc phát hành riêng lẻ 793,3 triệu cổ phiếu sơ cấp cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để sở hữu 15% cổ phần vào cuối năm 2022F.

Các khoản cho vay tái cơ cấu hợp nhất của VPB giảm từ 12,7 nghìn tỷ đồng trong quý 1 năm 2022 xuống 9,8 nghìn tỷ đồng trong quý 2 năm 2022, trong đó 6,3 nghìn tỷ đồng là từ ngân hàng mẹ và 3,5 nghìn tỷ đồng là từ FE Credit (FEC).

Rủi ro giảm: Việc không đảm bảo được nhà đầu tư chiến lược sẽ khiến việc huy động nguồn vốn từ nước ngoài /tăng trưởng tín dụng theo dự báo của chúng tôi khó đạt được; không kiểm soát được được chi phí tín dụng - đặc biệt là tại FEC.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN