Chứng khoán ngày 11/1: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 11/1.

Khuyến nghị mua TDM với giá mục tiêu 44.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) đã công bố KQKD sơ bộ 2022 với doanh thu đạt 479 tỷ đồng (+15% YoY) và LNST đạt 220 tỷ đồng (-33% YoY), phù hợp với kỳ vọng và hoàn thành lần lượt 100% và 108% dự báo cả năm 2022.

LNST 2022 giảm chủ yếu do không có thu nhập cổ tức từ BWE. VCSC ước tính lợi nhuận từ mảng bán nước thương phẩm tăng trưởng 33% YoY.

VCSC cho rằng KQKD ổn định của TDM trong năm 2022 đến từ sản lượng nước thương phẩm đạt 69 triệu m3 (+9% YoY). Lưu ý rằng sản lượng nước thương phẩm tăng trưởng chậm trong tháng 12, chỉ đạt 7 triệu m3 (+1% YoY) cho thấy hoạt động SXKD của các khách hàng công nghiệp ngành gỗ và ngành sợi có dấu hiệu chững lại, làm giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng nước nói chung.

Kỳ vọng LNST 2023 sẽ đạt 329 tỷ đồng (+50% YoY), nhờ ghi nhận thu nhập cổ tức 110 tỷ đồng từ BWE. VCSC hiện có khuyến nghị MUA đối với TDM, với giá mục tiêu 44.000 đồng/cổ phiếu (tương ứng tổng mức sinh lời 22%).

Chung khoan ngay 11/1: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 11/1?

Khuyến nghị mua BWE với giá mục tiêu 44.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) công bố ngày giao dịch không hưởng quyền cho tạm ứng cổ tức tiền mặt 2022 và tham dự ĐHCĐ thường niên vào ngày 31/01/2023.

Theo đó, BWE sẽ thanh toán cổ tức tiền mặt 1.300 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 2.7%) cho năm 2022, sẽ được thanh toán vào ngày 26/04/2023. BWE dự kiến sẽ tổ chức ĐHCĐ vào tháng 3/2023.

Cổ tức tiền mặt 2022 phù hợp với dự báo, và VCSC kỳ vọng điều này sẽ hỗ trợ dự báo LNST 2023 khoảng 329 tỷ đồng (+50% YoY) cho TDM với ước tính thu nhập cổ tức đạt 110 tỷ đồng.

VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho BWE với giá mục tiêu 51.800 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 9%) và TDM với giá mục tiêu 44.000 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 22%).

Khuyến nghị mua GEG với giá mục tiêu 23.000 đồng/cp

CTCK Phú Hưng (PHS): Sang năm 2023, PHS kỳ vọng doanh thu thuần của GEG sẽ tăng đáng kể, ước đạt 2.686 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, song lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 426 tỷ đồng, tương ứng giảm 8,65%.

Kể từ quý 1/2022, biên lợi nhuận gộp của GEG đã giảm sút do chi phí khấu hao tăng lên sau khi hoàn thành các nhà máy điện mới vào cuối năm 2021. Ngoài ra, biên lợi nhuận ròng cũng bị hao mòn do chi phí lãi vay tăng đột biến (tăng 72% so với cùng kỳ). Đây là kết quả của việc tăng đáng kể các khoản vay (tăng 20%) để tài trợ cho các dự án điện đang triển khai.

Do đó, PHS cho rằng tác động trên sẽ kéo dài đến năm 2023, khi đó biên lợi nhuận gộp và biên suất lợi nhuận ròng sẽ giảm xuống lần lượt là 53% và 16% trong năm 2023.

Dẫu vậy, PHS kỳ vọng sản lượng và doanh thu của GEG sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2023, nhờ nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 sắp đi vào hoạt động; dự kiến sẽ có giá bán thấp hơn khoảng 15% so với FIT trước đây và mang lại doanh thu tăng thêm 520 tỷ đồng trong năm 2023.

Ngoài ra, GEG đang đẩy nhanh phát triển dự án điện gió mới VPL2 có tổng công suất 30MW vào năm 2023, cùng với Tân Phú Đông 1, cả hai sẽ tăng gấp đôi công suất điện gió lắp đặt hiện tại sau khi hoàn thành và sẽ đóng góp hơn 670 tỷ đồng vào tổng doanh thu thuần của Công ty vào năm 2024.

Đánh giá dựa trên tiềm năng của Công ty, PHS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu GEG với giá hợp lý 23.000 đồng/cp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rủi ro đến từ khả năng thanh toán phát sinh do đòn bẩy tài chính lớn và sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của Chính phủ. Ngoài ra, rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN