Các nhà băng đua tăng lãi suất huy động: Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?

Tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã cao hơn trước Covid, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng nhẹ 5,6 nghìn tỷ đồng thông qua hoạt động OMO. Trong khi đó riêng trong ngày 15/11, NHNN đã hút ròng gần 20 nghìn tỷ đồng. 
Do đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiệt tương đối mạnh, xuống chỉ còn 4,4% ở kỳ hạn qua đêm (giảm 160 điểm so với tuần trước đó) và khiến cho chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và USD bị thu hẹp đáng kể. 
Trong khi đó, diễn biến lãi suất huy động ở các NHTMCP còn nhiều phức tạp khi thanh khoản dài hạn trên hệ thống chưa có nhiều sự cải thiện.
Bên cạnh việc đẩy mạnh chương trình khuyến mại, cộng thêm lãi suất trên 6 tháng để thu hút dòng tiền, nhiều NHTM lớn đã tiếp tục tăng mức lãi suất cho tài khoản không kỳ hạn lên mức trần quy định 1%, như Techcombank hay VPBank. Ngoài ra, còn có thêm nhiều nhà bằng khác tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên mức 1%/năm như ACB, BacABank, OCB, Sacombank, SCB, NCB, Kienlongbank…
Tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã cao hơn vùng trước Covid, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.
Cac nha bang dua tang lai suat huy dong: Ngan hang nao co lai suat cao nhat?
 Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động.
Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng tăng mạnh lãi suất huy động có kỳ hạn. Hiện SCB là ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 9.2%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với tiết kiệm thông thường; còn chương trình tham gia mở mới "Tiết kiệm phát lộc tài" lên mức 9,7%/năm cho kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, kỳ hạn 6 -8 tháng là 8,8%/năm.
Techcombank cũng không kém cạnh với 9%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên, đối với kỳ hạn từ 6 - 11 tháng là 8,7%/năm, còn dưới 6 tháng lên 6%/năm.
NCB thấp hơn một chút với 8,95%/năm kỳ hạn 12 tháng, ở kỳ hạn 6 tháng là 8,6%/năm, ở những kỳ hạn từ 15 tháng trở lên mới có lãi suất 9%/năm.
OCB áp dụng lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 8,5%/năm, 12 tháng trở lên 8,8%/năm. VietCapitalBank đưa ra mức lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng lên 8%/năm, 12 tháng lên 8,6%/năm và 18 tháng mức cao nhất là 8,9%/năm.
Đặc biệt, một ngân hàng quốc doanh là VietinBank cũng đưa ra chương trình ưu đãi lãi suất huy động theo hình thức trực tuyến lên 8,2%/năm cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng cũng tăng 1,2%/năm lên 7,8%/năm. 
Theo Chứng khoán Yuanta, nhìn chung mặt bằng lãi suất tại các NHTM đang chịu khá nhiều áp lực do tỷ lệ Dư nợ tín dụng/ Vốn huy động và tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn của nhiều NHTM đang ở mức cao và xu hướng nâng lãi suất ở các Ngân hàng Trung ương các nước.
Trong bối cảnh này không loại trừ khả năng NHNN tăng thêm lãi suất điều hành lần nữa, khi nhu cầu vốn của nhiều doanh nghiệp vẫn ở mức cao trong khi room tín dụng của năm gần như các NHTM đã sử dụng hết và khả năng huy động từ kênh trái phiếu ở thời điểm hiện tại còn nhiều khó khăn.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN